Xoay cổ tay bị đau và kêu lục cục báo hiệu điều gì ?
CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC:
Chào bác sĩ, triệu chứng xoay cổ tay bị đau và kêu lục cục là bệnh gì vậy ạ? Khoảng hơn tuần nay mẹ em thường than đau cổ tay, xoay cổ tay thấy đau và phát ra âm thanh lục cục rất kỳ lạ. Sức cầm nắm cũng bị giảm do cổ tay bị đau không nhấc được vật nặng. Nhìn bên ngoài cổ tay thì thấy không có gì bất thường, không sưng đỏ gì hết. Em xin hỏi bác sĩ xoay cổ tay bị đau và kêu tiếng lục cục như vậy là bị sao, có nguy hiểm không? Mẹ em cần phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Em cảm ơn nhiều.
(thutrang_vtt8…@gmail.com)
TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:
Xoay cổ tay bị đau và kêu lục cục báo hiệu điều gì ?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc với chúng tôi!
Tình trạng xoay cổ tay bị đau và kêu lục cục mà mẹ bạn đang gặp phải rất có khả năng là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ tay. Đây là căn bệnh xương khớp phổ biến và thường gặp nhất ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc với máy vi tính; người nội trợ phải giặt giữ, nấu nướng, quét dọn nhà cửa, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh là nhũng đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay chiếm tỉ lệ cao.
Khi tuổi tác càng tăng cao thì các chức năng trong cơ thể cũng bị suy giảm dần, lượng máu được đưa đi nuôi khớp bị giảm sút đáng kể khiến sụn khớp bị thiếu chất dinh dưỡng và suy giảm chức năng. Đối với khớp cổ tay, chất dịch khớp không đủ nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp khiến sụn dần bị mài mòn, khô khớp. Các đầu xương dưới sụn bị cọ sát trực tiếp với nhau khi vận động mà không có sụn khớp bảo vệ và dịch khớp bôi trơn nên gây đau nhức dữ dội, cứng khớp vào buổi sáng và phát ra tiếng lục cục, lạo xạo.
Quá trình thoái hóa khớp diễn ra âm thầm và từ từ trong thời gian dài và chỉ khi các khớp bị tổn thương nghiêm trọng, gây đau nhức, cứng khớp, “phá gỉ khớp”, hạn chế vận động ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt… thì người bệnh mới phát hiện và lo tìm phương pháp điều trị. Việc điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay bao gồm điều trị nội khoa bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp với vật lý trị liệu để duy trì khả năng vận động khớp. Trong những trường hợp nặng, bác sĩ điều trị sẽ xem xét phương án phẫu thuật thay khớp để người bệnh có thể phục hồi chức năng vận động, tránh nguy cơ tàn phế.
Trong trường hợp thoái hóa hóa khớp cổ tay của mẹ bạn, có thể cải thiện tình trạng cứng khớp và giảm đau nhức bằng cách cho người bệnh ngâm nước nóng, xoa bóp các gel có hoạt chất giảm đau, kháng viêm. Tốt nhất, bạn nên sớm đưa mẹ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể và đưa ra chẩn đoán chính xác nhé.
Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh!
Ngày đăng: 24/12/2016 - Cập nhật lúc: 8:39 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!