Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ? Có nguy hiểm không ?

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ!

Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ? Năm nay tôi 40 tuổi, cách đây 3 ngày, tự nhiên tôi thấy đau ở vùng xương cụt và mông khi ngồi lâu. Nếu dùng tay ấn vào xương cụt, giữa khe mông thì thấy đau nhói nhưng nằm nghỉ một chút thì lại khỏi. Tôi nhớ là tôi cũng không bị va đập hay chấn thương gì cả nhưng tự dưng lại có triệu chứng này nên rất là khó hiểu và cảm thấy hoang mang.

Tôi có tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm thì được tư vấn là có thể do tôi ngồi không đúng tư thế. Tuy nhiên, sau khi đã cố điều chỉnh thì tôi thấy đau ở vùng xương cụt vẫn không giảm bớt. Tình trạng của tôi như vậy là tại sao? Có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn.

(Chị Lê Khánh, TP.HCM)

Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ? Có nguy hiểm không ?

Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ?

TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:

Chị Khánh thân mến, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục thoaihoakhop.net!

Thắc mắc của chị về tình trạng “tự nhiên bị đau xương cụt” đã được chúng tôi gửi về cho bác sĩ Nguyễn Hoàng, BV Đại học Y Dược TP. HCM giải đáp như sau:

Tại sao bị đau xương cụt?

Xương cụt là phần xương cúi cùng của cột sống được cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác và nối với xương hông. Đau xương cụt là tình trạng đau ở vùng xương cụt hoặc vùng cơ quanh xương cụt. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau nhói ở vùng mông, hông hoặc lan xuống háng, đầu gối… khi nặng.

Có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt, bao gồm:

1- Nguyên nhân thông thường:

♦ Do ngồi quá lâu hoặc khi đang ngồi lâu mà đứng lên đột ngột hoặc khi nén ép đầu nhọn của xương cụt nên gây đau.

♦ Do chấn thương, va đập từ bên ngoài do vấp ngã, tai nạn… làm xương cụt bị tổn thương.

2- Nguyên nhân bệnh lý:

Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ? Có nguy hiểm không ?

Nguyên nhân khiến đau xương cụt càng ngày càng trầm trọng

♦ Các bệnh lý về xương khớp có khả năng gây đau xương cụt như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gai đốt sống… ở vùng gần xương cụt.

♦ Ở phụ nữ, các bệnh lý về phụ khoa (viêm cơ quan sinh dục, khối u ở khoang xương chậu, vị trí tử cung bất thường..), bệnh về hệ tiết niệu, kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp, vòng tránh thai bị lệch, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn cũng gây đau xương cụt.

3- Nguyên nhân sinh lý

Đau xương cụt do nguyên nhân sinh lý thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Cụ thể:

♦ Chu kỳ kinh nguyệt, khoang chậu bị sung huyết, tử cung xuất huyết  khiến dây thần kinh khoang chậu bị phù và gây phản xạ cũng khiến các chị em phụ nữ bị đau mỏi vùng lưng lan xuống xương cụt.

♦ Ở phụ nữ mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau khiến cấu trúc đốt sống lưng bị thay đổi. Các cơ, gân và dây chằng vùng thắt lưng bị căng thẳng thường xuyên trong thời gian dài gây ra những tổn thương mạn tính. Bên cạnh đó, các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng bị dịch lên phía trên do bào thai thi và bị hạ xuống sau khi sinh góp phần hình thành những cơn đau ở vùng thắt lưng và xương cụt.

♦ Ở phụ nữ trung niên, dây chằng nối với tử cung bị giãn, tử cung hạ thấp cũng gây đau xương cụt và vùng thắt lưng.

Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ?

Tự nhiên bị đau xương cụt có làm sao không ? Có nguy hiểm không ?

Bị đau xương cụt có nguy hiểm không ?

Trường hợp của chị Lê Khánh, tự nhiên bị đau xương cụt thì có thể loại trừ các nguyên nhân về chấn thương, va đập từ bên ngoài hoặc mang thai. Tuy nhiên, chị cũng cần kiểm tra lại xem mình có thường xuyên ngồi nhiều và quá lâu gây dè ép xương cụt hay không để điều chỉnh cho phù hợp.

Bị đau xương cụt có nguy hiểm không ?

Đau xương cụt có nguy hiểm không? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ đau xương cụt mà mới có thể xem xét tình trạng đau xương cụt ở mỗi người có gây nguy hiểm hay không. Đa phần, đau xương cụt do ngồi quá lâu đè ép xương cụt hoặc do va đập gây chấn thương xương cụt nhẹ thì chỉ gây đau nhức và có thể khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài ngày, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt.

Tuy nhiên, nếu đau xương cụt do nguyên nhân bệnh lý (bệnh xương khớp, bệnh phụ khoa, bệnh hệ tiết niệu thì khả năng để lại một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Bị đau xương cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp (thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm…), bệnh phụ khoa (viêm phụ khoa, u xương chậu…), bệnh đường tiết niệu như đã nêu ở trên. Vì vậy, chị nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thực hiện một số thủ tục kiểm tra (thăm khám lâm sàng, chụp X-quang…) phát hiện các dấu hiệu bất thường của xương cụt và các bộ phận liên quan để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Chúc chị sớm hồi phục!

Ngày đăng: 21/06/2017 - Cập nhật lúc: 5:03 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?