Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ và cách điều trị

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật lên trên và ra trước so với ổ cối của khớp háng. Dị tật trật khớp háng bẩm sinh có thể xuất hiện ở đùi trái hoặc đùi phải, ít xuất hiện ở cả hai đùi. Tuy không đe dọa tính mạng nhưng trật khớp háng bẩm sinh có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên khiến trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh 

Nguyên nhân cụ thể dẫn đến dị tật trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ vẫn đang được nghiên cứu và chưa đưa ra kết luận chính xác. Nhiều giải tuyết cho rằng, trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh là do các yếu tố sau đây:

  • Đột biến nhiễm sắc thể khiến trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh như: cứng khớp vai, cứng khớp khuỷu, trật khớp háng, cứng khớp gối, bàn chân khoèo,..
  • Người mẹ bị nhiễm trùng loạn sản nguyên phát ổ cối khi mang thai.
  • Vị trí thai nhi bất thường hoặc trẻ bị chấn thương trong khi sinh.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ:

  • Giới tính: Xảy ra ở bé gái nhiều hơn bé trai.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người mắc dị tật này có thể di truyền cho thế hệ sau.
  • Thứ tự sinh: Trẻ là con đầu có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Sinh non, sinh ngược đầu.

Dấu hiệu nhận biết trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ có thể được phát hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra hoặc 1 vài tuần đầu sau đó. Để nhân biết trẻ bị trật khớp háng, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau đây:

  • Chiều dai hai chân có sự chênh lệch, chân bên bị trật khớp háng sẽ ngắn hơn bên chân còn lại. Trừ trường hợp trật khớp háng cả hai bên sẽ khó phát hiện dấu hiệu này.
  • Quan sát có thể thấy nếp lằn ở mông và đùi của chân bên dị tật sẽ ít hơn và cao hơn bên chân bình thường.
  • Bàn chân trẻ sẽ đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.
  • Tư thế gập gối, khớp gối bên chân bị trật khớp háng sẽ thấp hơn bên còn lại.
  • Hạn chế gấp và dạng khớp háng ở chân bị dị tật.
  • Khi gấp, khép, dạng, duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo ra âm thanh “lục cục”, thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Khi kéo đùi trẻ có thể phát ra tiếng “rắc rắc”.

 Ngoài dị tật trật khớp háng bẩm sinh, một bệnh lý về khớp háng cũng khá thường gặp ở trẻ là bệnh lao khớp háng. Tìm hiểu cách chuẩn đoán bệnh lao khớp háng ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc và bào vệ sức khỏe của con yêu tốt hơn.

Hình ảnh trật khớp háng trên phim X-quang

Khi nghi ngờ trẻ bị trật khớp háng, cần chụp và siêu âm khớp háng để chẩn đoán chính xác.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trật khớp háng bẩm sinh có thể dẫn đến các biến chứng về vẹo cột sống, lệch khung chậu, thoái hóa khớp háng…. gây ảnh hưởng đến dáng đi và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Với những trẻ bị trật khớp háng là bé gái, khung xương chậu của trẻ bị biến dạng gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con sau này.

Điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ 

Khi trẻ được phát hiện trật khớp háng sớm ngay từ sau khi sinh và được can thiệp kịp thời thì việc điều trị sẽ không quá khó khăn. Việc điều trị trật khớp háng cho trẻ vừa mới sinh chủ yếu là duy trì tư thế khớp háng dạng và đầu gối thấp trong khoảng 2 tháng. Các phương pháp can thiệp bao gồm:

  • Đóng bỉm vệ sinh, dùng tả gấp dày để giữ khớp háng dạng ra.
  • Cõng hoặc địu trẻ.
  • Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ.

Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ

Với những trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh từ 1-6 tháng tuổi thì việc điều trị cũng áp dụng theo cách tương tự. Thường thì sau 3-4 tuần, khớp háng của trẻ sẽ trở lại bình thường, thành công khoảng 90 – 95%.

Trường hợp trẻ cần can thiệp toàn diện thì áp dụng các phương pháp:

  • Cho trẻ thực hiện các bài tập vận động
  • Bó bột chỉnh hình

Chỉ định cho trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh < 6 tháng tuổi. Mỗi đợt bó bột kéo dài 2 tuần, thực hiện từ 10-15 đợt. Trong quá trình bó bột, cha mẹ cần chú ý các biểu hiện bất thường ở trẻ như ngón chân chân sưng tím, trẻ đau và quấy khóc thì cần tháo bột để tránh bị hoại tử. Sau đó, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ và bôi cồn i-ốt lên những chỗ bị xước trên da trẻ.

Đọc ngay: Xương khớp háng bị hoại tử điều trị như thế nào ?

Bó bột chỉnh hình

  • Nẹp chỉnh hình:

Nẹp dùng cho khớp háng được làm bằng vật liệu xốp mềm. Trẻ được cho đeo nẹp liên tục cả ngày lẫn đêm từ khi sinh đến 6 tháng. Sau đó, đeo nẹp vào ban đêm trong 6 tháng tiếp theo.

Nếu các phương pháp trên đều thất bại thì cần phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ để cải thiện dáng đi của trẻ sau này. Phẫu thuật chỉnh hình bao gồm nhiều kỹ thuật như tạo hình ổ cối, sửa trục cổ – chỏm xương đùi… Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật vẫn còn hạn chế.

Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa dị tật trật khớp háng bẩm sinh. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ để can thiệp càng sớm càng tốt, ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

Ngày đăng: 15/06/2017 - Cập nhật lúc: 6:37 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?