Tràn dịch khớp là gì ?
Tràn dịch khớp là tình trạng lượng dịch trong khớp quá nhiều khiến khớp bị sưng đau, phù nề và làm giảm chức năng vận động khớp. Để chẩn đoán chính xác tràn dịch khớp, bệnh nhân cần được thăm khám các triệu chứng lâm sàng và kiểm tra bằng một số thủ tục như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp…
Tràn dịch khớp là gì ?
Tràn dịch khớp là tình trạng lượng dịch trong khớp quá nhiều khiến khớp bị sưng đau, phù nề và làm giảm chức năng vận động khớp. Tràn dịch khớp có thể xảy ra ở các khớp nhưng phổ biến và thường găp nhất là tràn dịch khớp gối.
1- Tràn dịch khớp gối
Khớp gối bao gồm phần dưới xương đùi (lồi cầu) và phần trên của xương chày (mâm chày), được giữ lại với nhau bằng hệ thống dây chằng (dây chằng trong và dây chằng ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau). Hai đầu xương được bao bọc lớp sụn khớp để bảo vệ hai đầu xương. Giữa lớp sụn khớp có lớp sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Sụn có đặc tính co giãn, đàn hồi giúp giảm thiểu ma sát giữa các đầu xương khi vận động khớp. Toàn bộ khớp được bọc trong bao khớp (bao hoạt dịch), có cấu tạo là các sợi xơ mềm và mỡ, tiết ra chất dịch hoạt có màu trắng nhờn để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, chống viêm nhiễm.
Khi lượng dịch hoạt trong khớp gối sản xuất quá nhiều sẽ làm khớp bị sưng phù và đau. Lượng dịch hoạt này quá nhiều khiến khớp không cử động được bình thường. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng của sụn và khiến sụn không được nuôi dưỡng đầy đủ, giảm sản sinh các tế bào sụn mới nên sụn khớp bị thoái hóa nhanh chóng.
2- Nguyên nhân gây tràn dịch khớp
Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp như chấn thương khớp, nhiễm khuẩn khớp hay do các bệnh lý xương khớp gây ra. Cụ thể:
Chấn thương:
Các chấn thương ở khớp thường gặp bao gồm rách sụn chêm khớp gối, đứt các dây chằng khớp gối, gãy xương… Ngoài ra, chấn thương do quá tải khớp, sử dụng khớp quá nhiều có thể làm tổn thương sụn khớp và dẫn đến tràn dịch khớp.
Nhiễm khuẩn khớp:
Khớp bị nhiễm khuẩn sẽ khiến chất dịch hoạt tiết ra nhiều để chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, nó cũng khiến cho khớp bị tràn dịch nhiều hơn.
Viêm màng bao hoạt dịch khớp háng ở trẻ
Một số bệnh lý xương khớp:
Bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp), viêm khớp dạng thấp, bệnh gout (thống phong), viêm bao hoạt dịch khớp, viêm màng hoạt dịch khớp mạn tính, các dạng nang bao hoạt dịch khớp, u ở khớp…
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân
Các yếu tố nguy cơ:
- Người tuổi cao, trên 55 tuổi.
- Người bị béo phì.
- Người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao.
Tràn dịch khớp có nguy hiểm không?
Thông thường, khi bị tràn dịch khớp, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau đây:
Sưng phù nề khớp: Bên khớp bị tổn thương thường sưng to hơn bên còn lại, có thể dựa vào các mốc xương để so sánh hai bên khớp.
Đau khớp: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khớp, mức độ đau tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch. Nhiều trường hợp bị đau không thể cử động khớp.
Hạn chế vận động khớp: Do lượng dịch hoạt tăng nhiều gây cản trở và hạn chế vận động khớp.
Tràn dịch khớp là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Nếu không được điều trị đúng cách, lượng hoạt dịch trong khớp sẽ gây hạn chế vận động khớp. Để chẩn đoán chính xác tràn dịch khớp, bệnh nhân cần được thăm khám các triệu chứng lâm sàng và kiểm tra bằng một số thủ tục như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp…
Mặc dù chọc hút dịch khớp có thể giúp bệnh nhân cảm hấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc chọc hút dịch khớp nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp, phá hủy khớp hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thân người bệnh. Do đó, xác định chính xác nguyên nhân để điều trị triệt để vẫn là biện pháp lý tưởng nhất. Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch mà có người được điều trị khỏi nhưng cũng có người không thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Tốt nhất, để phòng bệnh và phát hiện sớm tràn dịch khớp, bạn cần theo dõi sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống và sinh hoạt khoa học, duy trì cân nặng phù hợp. Đồng thời, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mãn tính để ngăn chặn tràn dịch khớp.
Ngày đăng: 19/07/2017 - Cập nhật lúc: 4:53 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!