TPCN Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt có tốt không?
HỎI:
Tôi xem tivi thấy quảng cáo nhiều thuốc trị bệnh khớp mà không biết nên dùng loại nào. Gân đây, tôi thấy khá ưng 1 loại là Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt. Nghe nói là chữa được bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng không biết thuốc này có thực sự tốt không? Tôi cần phải dùng bao lâu thì mới khỏi bệnh? Dùng thuốc này cùng với thuốc tây y có bị tác dụng phụ không? Cần kiêng cử những gì trong khi sử dụng? Nhờ chuyên mục tư vấn giúp nhé.
(Nguyễn Văn Trọng, Thái Bình)
TƯ VẤN:
Chào
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục thoaihoakhop.net nhé!
Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt là sản phẩm của công ty TNHH Dược phẩm Tuệ Đức. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được bào chế trên công nghệ hiện đại, có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức xương khớp được nhiều người bệnh quan tâm.
Thành phần của Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt
Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt bao gồm các thành phần thảo dược thiên với công dụng như sau:
♦ Cây Đơn châu chấu: Tên khoa học là Aralia armata, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae); có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp; được dùng để chữa viêm khớp, phong thấp, tê bại tay chân.
♦ Cây Lá lốt: Tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae); có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, giảm đau nhức; được dùng để trị phong thấp, tay chân lạnh, tê bại, tê buốt chân, đau lưng, sưng gối.
♦ Cây Thiên niên kiện: Tên khoa học là Homalomena occulta, thuộc họ Ráy (Araceae); có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau, tiêu thũng, bồi bổ gân cốt; dùng trị phong hàn thấp gây đau nhức mỏi gân xương, co quắp tê bại chân tay do thấp khớp.
♦ Cây Huyết đằng: Tên khoa học là Sargentodoxa cuneata, thuộc họ Huyết đằng (Sargentodexaceae); có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong; dùng để trị phong thấp, đau nhức gân xương, té ngã sưng đau, tay chân đau mỏi, co quắp, tê dại hoặc sưng nề.
♦ Dây đau xương: Tên khoa học là Tinospora sinensis, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae); có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống; được dùng làm thuốc trị đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh tọa, đòn giã và bồi bổ sức khỏe.
♦ Cây Dành dành: Tên khoa học là Gardenia Augusta, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae); có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm; dùng để cầm máu, chữa bong gân, đòn giã.
Công dụng của TPCN Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt
– Hoạt huyết, giảm đau, khu phong, trừ thấp.
– Hỗ trợ chức năng vận động của các khớp.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, đau vai gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.
Đối tượng sử dụng Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt
– Người bị thoái hóa đốt sống cổ và lưng.
– Người bị đau cổ, vai, gáy do thoái hóa đốt sống cổ.
– Người bị đau lưng do thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.
Giá của TPCN Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt
TPCN Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt hiện đang được bán với giá niêm yết 150.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 10 viên
Hướng dẫn sử dụng Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt
Liều lượng: Mỗi lần uống 2 viên, uống 2 lần/ngày.
Thời gian sử dụng:
- Nên uống trước khi ăn sáng hoặc tối, hoặc dùng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
- Người bệnh cần sử dụng liên tục từ 2-3 tháng để cho hiệu quả cao.
Chống chỉ định: Không dùng TPCN Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt cho phụ nữ có thai và người bị bệnh gout, viêm cột sống.
LỜI KHUYÊN:
♦ Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trường hợp của anh Trọng bị thoái hóa cột sống lưng có thể sử dụng Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt để hỗ trợ điều trị bệnh.
♦ Tác dụng của sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa người dùng nên khó có thể khẳng định một thời gian cụ thể. Trong 3 tuần đầu sử dụng sản phẩm, anh có thể bị đau nặng hơn ở những vùng cột sống hoặc lan sang các vùng khác. Tuy nhiên, anh không cần quá lo lắng vì đây là biểu hiện chứng tỏ cơ thể đáp ứng với Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt. Anh không nên nhưng uống mà có thể giảm liều xuống còn 2 viên/ngày đến khi hết đau rồi dùng lại liều như cũ.
♦ Nếu anh sử dụng TPCN Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt với thuốc tây y, thì trước khi dùng, anh phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh cho anh để xem có gây tương tác thuốc hay tác dụng phụ gì hay không. Bác sĩ sẽ tư vấn và cho anh lời khuyên thích hợp với tình trạng bệnh của mình để giúp điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Chúc anh sớm khỏi bệnh!
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Ngày đăng: 21/10/2017 - Cập nhật lúc: 7:45 AM , 26/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!