Tôi bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao phải làm sao?

THẮC MẮC:

Xin hỏi tôi bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao phải làm sao? Tôi thường chơi thể thao (bóng đá, cầu lông…) hàng tuần nhưng khoảng 2-3 tuần nay bận bịu công việc và chuyện gia đình nên không có thời gian chơi. Cách đây 2 ngày tôi có chơi lại thì thấy không linh hoạt lắm. Không những vậy còn bị căng cơ bắp chân, đi lại thấy đau và nhói. Tôi phải làm sao khi bị căng cơ bắp chân như vậy ? Có cách nào giảm đau nhanh chóng không? Xin chuyên mục cho tôi một số lới khuyên để tránh gặp phải trường hợp này nữa. Tôi chân thành cảm ơn.

(Trịnh Vũ Tuân, Đồng Nai)

Bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao

TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:

Chào bạn!

Chơi thể thao là sở thích của nhiều người, vừa có tác dụng giải tỏa căng thẳng và stress trong cuộc sống lại vừa giúp tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe cơ xương khớp. Tuy nhiên, có không ít người gặp phải tình trạng căng cơ bắp chân khi chơi thể thao. Trong khi luyện tập, một vài cơ sẽ xảy ra hiện tượng đau cơ cấp tính và đau đa số các cơ chỉ sau khoảng 12 tiếng. Trong vòng 2-3 ngày sau khi tập, người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu vì cơn đau. Tùy theo cường độ luyện tập và khả năng chịu lực của cơ bắp mỗi người mà cơn đau có cường độ khác nhau. Đây là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay và có thể được giải quyết bằng những mẹo đơn giản sau:

Bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao phải làm sao?

Nếu bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao gây đau nhức người bệnh cần:

1- Nghỉ ngơi

Khi bị căng cơ bắp chân do chơi thể thao hoặc do vận động mạnh, bạn cần nghỉ ngơi và dừng toàn bộ các hoạt động tập luyện và hạn chế vận động để tránh bị đau nhiều hơn.

2- Chườm nóng lạnh

Tôi bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao phải làm sao?

Liệu pháp nóng lạnh có thể giúp bạn khắc phục các cơn đau nhức cơ bắp chân rất hiệu quả. Đầu tiên, bạn nên dùng khăn bọc vài viên đá lạnh để chườm ngay tại chỗ bắp chân bị đau từ 10 – 15 phút/ lần, mỗi lần chườm cách nhau khoảng 1 tiếng. Nên chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị căng cơ bắp chân. Chườm lạnh có tác dụng làm giảm sưng tấy quanh vùng bị chấn thương và giảm đau tức thời.

Chú ý không để đá lạnh trực tiếp lên da, không chườm quá lâu và không chườm lạnh lên vùng da bị trầy rách. Ngoài việc chườm lạnh, sau đó, bạn có thể dùng túi chườm nóng chườm lên cơ bắp chân bị căng đau để thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ.

3- Tập giãn cơ nhẹ nhàng

Khi bị căng cơ bắp, bạn nên tránh hoạt động với cường độ mạnh. Thay vào đó, bạn chỉ nên tập giãn cơ nhẹ nhàng, thực hiện các động tác kéo căng và các bài tập tăng tuần hoàn cho cơ bắp như kéo giãn cơ stretching, tập yoga…

4- Xoa bóp cơ bắp

Các động tác massge, xoa bóp cơ bắp chân cũng được khuyến khích áp dụng để tăng cường lưu thông máu dưới da, kích thích khả năng hồi phục của cơ bắp và giảm đau hiệu quả.

Tôi bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao phải làm sao?

5- Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)

Thông thường, tổn thương cơ bắp chân nhẹ, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn từ 2-3 ngày sau khi áp dụng các biện pháp trên đây. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài trên 1 -2 tuần, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Tùy theo tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid để giảm đau và chống viêm.

Nguyên nhân khiến bạn bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng căng cơ bắp chân khi chơi thể thao, gây đau và khó vận động, bạn nên biết để phòng tránh về sau, nó bao gồm:

  • Thể trạng yếu:

Người có thể trạng yếu, hệ cơ xương khớp thiếu độ chắc khỏe, chịu lực kém thường xuyên bị đau cơ bắp chân khi chơi thể thao hơn những người có thể trạng tốt.

  • Chưa khởi động kỹ trước khi vận động:

Chủ quan, không chú trọng việc vận động cơ thể trước khi tập luyện. Khởi động qua loa không kỹ, đặc biệt là khi vận động quá sức sẽ khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, cơ xương khớp bị co giãn đột ngột nên gây đau nhức cơ.

  • Vận động quá sức, vận động với cường độ cao:

Tôi bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao phải làm sao?

Tăng cường độ luyện tập hoặc tập luyện quá sức một cách thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên các xương và cơ bắp ở chân. Từ đó, gây nên tình trạng căng cơ bắp chân dẫn đến đau nhức.

  • Chấn thương khi tập luyện:

Chấn thương là một nguyên nhân phổ biến gây đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Khi các phần cơ bị va đập, các thành phần cơ, mạch máu bị tổn thương gây ra các triệu chứng đau mỏi, căng cứng. Nếu cơ bắp chân không được tập luyện thường xuyên thì khi bị chấn thương, tình trạng này lại tái phát.

Phòng tránh căng cơ bắp chân khi chơi thể thao

  • Để giảm thiểu nguy cơ bị căng cơ bắp chân khi chơi thể thao, bạn cần thực hiện các lời khuyên sau đây: Khởi động kỹ trước khi tập luyện để bảo vệ cơ bắp chân.
  • Uống đủ nước trong khi luyện tập để giúp điều chỉnh thân nhiệt, bôi trơn khớp và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể.
  • Tập luyện đúng kỹ thuật với cường độ phù hợp, tránh tập luyện quá sức gây căng cơ hoặc có thể dẫn đến chấn thương.
  • Tập giãn cơ sau khi kết thúc quá trình tập luyện để làm nóng giãn các cơ bắp, tăng khả năng đàn hồi của cơ và cân bằng lưu thông máu.
  • Nghỉ ngơi hợp lý sau khi tập luyện, tránh tập thường xuyên và liên tục không ngừng nghỉ.

Chúc bạn sớm phục hồi sức khỏe!

Bạn nên tham khảo:

Ngày đăng: 22/06/2017 - Cập nhật lúc: 4:39 AM , 17/01/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?