Tìm hiểu các nguyên nhân gây gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống là căn bệnh khiếm khuyết bẩm sinh và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân gai đôi cột sống để biết cách phòng bệnh cho mình hoặc ngăn chặn tối đa nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai, cần chú ý đảm bảo acid folic trong chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh.

Tìm hiểu về bệnh gai đôi cột sống

Gia đôi cột sống có tên tiếng Latin là spina bifida, nghĩa là cột sống bị tách đôi (tiếng Anh: split spine). Đây được xem là một dị tật bẩm sinh hình thành từ trong bào thai do ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn cùng với phần thân xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn khiến cột sống không được đóng kín để bảo vệ tủy sống.

tim-hieu-cac-nguyen-nhan-gay-gai-doi-cot-song-1

Gai đôi cột sống có thể phát hiện qua hình ảnh X-quang với hình ảnh khe hở trên cột sống, thường gặp nhất là đoạn cột sống thắt lưng và vùng xương cùng, hiếm gặp ở vùng cổ gáy. Gai đôi cột sống được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta): Đây là gia đôi cột sống loại nhẹ, ống thần kinh không bị hở mà chỉ có phần thân xương sống không đóng kín, lỗ cột sống nhỏ nên dây sống không bị trồi ra và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
  • Gai đôi cột sống nan (spina bifida cystica): Tuy không có dấu hiệu cụ thể nhưng lại có thể dẫn đến một số khuyết tật ở tủy sống, dị dạng xương hoặc màng não. Bệnh nhân có thể bị mất chức năng 1 phần cơ thể và cho dù có phẫu thuật cũng không thể cải thiện.
  • Thoát vị màng não (meningocele): Ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn và phần thân xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn khiến cột sống không được đóng kín, màng bao quanh dây sống bị trồi ra ngoài qua chỗ hở. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện rối loạn ở bàng quang hoặc đường ruột.
tim-hieu-cac-nguyen-nhan-gay-gai-doi-cot-song-2
                                      Trẻ bị thoát vị màng não

Có khoảng 10-12% dân số bị gai đôi cột sống nhưng hầu như không có triệu chứng lâm sàng và không gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, chỉ một số ít trường hợp mới gây đau và vẹo cột sống. Gai đôi cột sống không phải là một bệnh lý mà chỉ thực sự được coi là bệnh lý khi có thoát vị màng não qua, nhưng lại thường hiếm gặp. Nhiều nghiên cứu công nhận, gai đôi cột sống chỉ là điều kiện góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các bệnh lý về cột sống khác như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân bị đau nhức và hạn chế chức năng vận động. Tuy nhiên không phải ai bị gai đôi cột sống cũng mắc phải những bệnh này mà còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây gai đôi cột sống

Nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng gai đôi cột sống vẫn còn là một ẩn số mà chưa có nghiên cứu nào dám khẳng định. Các nhà khoa học cho rằng, có 3 yếu tố gây ra gai đôi cột sống như sau:

1- Gai đôi cột sống là di tật bẩm sinh do di truyền

Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh hình thành từ trong bào thai do ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn cùng với phần thân xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn khiến cột sống không được đóng kín để bảo vệ tủy sống. Có khoảng 0,1 – 0,2% tỉ lệ trẻ sơ sinh bị gai đôi cột sống. Nghĩa là cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có từ 1-2 trẻ bị mắc bệnh. Tùy theo dân tộc hay vùng địa lý mà tỉ lệ này có sự khác nhau.

tim-hieu-cac-nguyen-nhan-gay-gai-doi-cot-song-3

Vì gai đôi cột sống là một khiếm khuyết bẩm sinh hình thành từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ nên yếu tố di truyền là không thể tránh khỏi. Những bất thường trong cấu trúc hệ xương khớp của cha mẹ có thể di truyền cho con cái và khiến trẻ bị gai đôi cột sống khi vừa mới sinh ra. Nhiều trường hợp gai đôi cột sống bẩm sinh xuất hiện các triệu chứng từ rất sớm nhưng cũng có một số khác đến tuổi trưởng thành mới phát tác do lao động nặng, vận động mạnh, chấn thương cột sống…

2- Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân gai đôi cột sống

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành bệnh gai đôi cột sống. Chế độ dinh dưỡng ở đây là muốn nói đến chế độ dinh dưỡng của thai phụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quá trình mang mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ không đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu thốn hàm lượng acid folic-  vitamin B9 cần thiết để chuyển hóa cho thai nhi có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Trong đó, bao gồm dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh và gai đôi cột sống.

2- Do quá trình lao động và sinh hoạt

tim-hieu-cac-nguyen-nhan-gay-gai-doi-cot-song-5

Quá trình lao động và sinh hoạt của mỗi người có ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp. Trong khi lao động và sinh hoạt, chúng ta có khả năng gặp phải các chấn thương ở cột sống do bất cẩn té ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… khiến cột sống bị tổn thương và để lại di chứng. Nếu người bệnh đã bị gai đôi cột sống bẩm sinh dạng ẩn, không xuất hiện các dấu hiệu gì bất thường từ lúc nhỏ nhưng khi bị tác động bởi các thương tổn này thể gây kích thích các nhánh thần kinh trong ống sống dẫn đến phát tác bệnh và gây đau nhức, tê liệt…

Trên đây là những nguyên nhân gây gai đôi cột sống mà bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Gai đôi cột sống không phải là bệnh lý mà là một dị tật bẩm sinh. Đối với những người được bị gai đôi cột sống bẩm sinh dạng ẩn, để ngăn ngừa gai đôi cột sống phát tác, bạn hãy theo dõi sức khỏe xương khớp định kỳ; chú ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong ăn uống; sinh hoạt và làm việc điều độ, tránh mang vác vật nặng, lao động nặng để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.

Bạn nên tham khảo:

Ngày đăng: 05/01/2017 - Cập nhật lúc: 7:02 AM , 15/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?