Thường xuyên nhức mỏi khớp khuỷu tay có phải bị thoái hóa?

Anh Nguyễn Trọng Tuấn (Cần Thơ) có hỏi:

Chào chuyên mục thoaihoakhop.net! Tôi hiện đang ở Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có câu hỏi như sau: Không hiểu sao mà mấy buổi tối nay tôi thấy nhức mỏi khớp khuỷu tay kinh khủng. Cơn đau nó kéo dài tới tận sáng hôm sau đôi lúc có cảm giác hơi tê vùng cánh tay. Không biết triệu chứng trên có phải là thoái hóa khuỷu tay không? Xin giải đáp sớm giúp tôi. Cảm ơn chuyên mục!

Nhức mỏi khớp khuỷu tay có phải bị thoái hóa?

TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:

Chào anh Tuấn! Chuyên mục đã nhận được thắc mắc. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn của thoaihoakhop.net! Câu hỏi của anh, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Nhức mỏi khớp khuỷu tay là bị gì?

Triệu chứng mà anh nêu ra trong thư là một biểu hiện của thoái hóa khớp khuỷu tay nhưng để chắc chắn anh có phải bị thoái hóa khớp khuỷu tay hay không thì chúng tôi không thể trả lời chính xác được vì ngoài bệnh lý này còn có rất nhiều lý do khác khiến anh bị nhức mỏi khớp khuỷu tay. Để có câu trả lời chính xác thì anh phải đến bệnh viện tiến hành chụp RMI hoặc chụp X – quang. Anh hãy chọn những địa chỉ khám xương khớp uy tín tại TP Cần Thơ để thực hiện hoặc lên Tp HCM, có rất nhiều bệnh viện uy tín.

Do chưa thể khẳng định bệnh tình vì không được thăm khám trực tiếp, chúng tôi xin giới thiệu các bệnh lý có thể gây ra tình trạng nhức mỏi khớp khuỷu tay của anh ở dưới đây, để anh tiện tìm hiểu.

Các bệnh lý gây nhức mỏi khớp khuỷu tay

1. Thoái hóa khuỷu tay

Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, nhức mỏi tại khuỷu tay. Cơn đau có thể lan xuống vùng cẳng tay, bàn tay, ngón tay hoặc lan lên bả vai. Tại vùng khớp bị thoái hóa sẽ bị nóng đỏ một hoặc hai bên, động tác co duỗi của khuỷu tay bị hạn chế, khả năng cầm nắm đồ vật của bàn tay không được chắc chắn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội khi cầm phải vật nặng hay vận động mạnh. Buổi sáng sớm khi ngủ dậy thì vùng khuỷu tay bị tê cứng, phải tiến hành xoa bóp tại chỗ một thời gian ngắn rồi mới vận động bình thường trở lại được.

2. Viêm túi thanh dịch ở khuỷu tay (viêm bao hoạt dịch)

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay rất dễ xảy ra ở những người phải dựa khuỷu tay trong một thời gian dài. Khi bao hoạt dịch bị viêm thì túi sẽ sưng to lên, bệnh nhân thấy đau. Nếu túi này ở nông thì lớp da phủ bên ngoài sẽ tấy đỏ vì cường huyết (tăng dòng máu ở da).

Với trường hợp viêm túi thanh dịch mạn tính, thì thành của túi bị dày lên do phản ứng của mô liên kết có nhiễm tế bào lympho. Viêm túi thanh dịch có thể kèm theo calci hoá (đọng vôi), và trong bệnh gút thì có thể có những hạt sạn acid uric hình thành ở đây. Khi bệnh nhân vận động thì các động tác thường bị hạn chế.

3. Bệnh lý rễ ở cột sống cổ (C6 – C7)

bệnh lý rễ ở cột sống cổ (C6 – C7) có thể gây ra cơn đau nhức khớp khuỷu tay.jpg

Đây là bệnh lý phát triển âm thầm và có những triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết, khi phát hiện bản thân mắc phải căn bệnh này thì đều đã vào giai đoạn nặng. Bệnh có nhiều triệu chứng gây ra ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Đó là:

  • Gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Khi nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm sẽ chèn ép lên rễ thần kinh gây đau mỏi cổ, vai gáy, cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay. Ở các ngón tay còn có thêm cảm giác tê bì như kim chích.
  • Gây ra hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Ảnh hưởng phần đầu là chủ yếu như đau đầu, đau vùng chẩm, thái dương, vùng trán, hốc mắt kèm theo chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi. Một số ít trường hợp có thể bị nhức mỏi khớp khuỷu tay.
  • Chèn ép tủy sống. Nhân nhầy thoát ra và chui vào tủy sống dễ dàng chèn ép lên vùng cánh tay, bàn tay gây đau hoặc tê từ hai cánh tay kéo dài xuống hai bàn tay. Vì thế, đau nhức khớp khuỷu tay có thể là do tủy sống bị chèn ép quá mức.

4. Nhức mỏi khớp khuỷu tay do hội chứng đường hàm cổ tay

Đây là hội chứng đường ống hẹp chứa các gân điều khiển cử động và các dây thần kinh của ngón tay. Vì một nguyên nhân bất kỳ nào đó mà các bộ phận trong ống cổ tay sưng lên chèn ép lên các dây thần kinh này làm yếu bàn tay, cảm giác kiến bò ở ngón tay. Nếu bệnh nặng thì cơn đau có thể lan ngược lên vùng khuỷu tay gây đau nhức tại đây.

Thắc mắc của anh Tuấn đã được chuyên mục trả lời rõ ràng. Chúng tôi khuyên anh là hãy đi tới bệnh viện sớm để kiểm tra tình hình của mình nhằm sớm ngăn chặn những triệu chứng không gây ảnh hưởng thêm tới cuộc sống. Chúc anh khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng: 25/01/2018 - Cập nhật lúc: 10:17 AM , 25/01/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?