Xin tư vấn: Thuốc chữa bệnh gai khớp gối dứt điểm cho mẹ

Bạn đọc xin tư vấn thuốc chữa gai khớp gối cho mẹ:

Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay chỉ mới 52 tuổi nhưng đã bị gai khớp gối do thoái hóa khớp. Lúc đầu, mẹ tôi thường xuyên thấy đau đầu gối liên tục cả tháng trời, sáng dậy là không thể gập duỗi gối được. Sau 1 tuần đắp thuốc không thấy đỡ nên tôi đưa mẹ lên trạm y tế xã khám thì được khuyên là nên lên bệnh viện huyện khám cho chính xác. Khi khám ở bệnh viện huyện, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị thoái hóa khớp gối và kê đơn thuốc để giảm đau kèm theo một số thuốc bổ sụn glucosamine. Sau khi uống thuốc được khoảng 1 tháng, mẹ tôi thấy cũng đỡ nên rất mừng. Tuy nhiên, được khoảng 1 tuần thì mẹ tôi bị đau gối lại. Lần này, mẹ tôi đau rất kinh khủng, đi lại rất khó khăn, đầu gối bị sưng đỏ, cử động đầu gối là thấy đau nhức không chịu được nên chỉ có thể nằm nghỉ. Tôi có đưa mẹ đi khám lại thì bác sĩ có cho mẹ tôi làm xét nghiệm chụp Xquang này nọ, theo phim chụp được, bác sĩ kết luận mẹ tôi có gai ở khớp gối. Lần này, mẹ tôi được cho nhập viện để điều trị. Nhưng cũng gần 2 tháng mà bệnh cũng chưa có chuyển biến. Tôi rất lo vì nghe nói dùng thuốc Tây lâu không tốt, dễ tổn thương nội tạng nên xin bác sĩ tư vấn giúp tôi loại thuốc nào chữa dứt điểm căn bệnh gai khớp gối cho mẹ tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn.

(nguyenvhieu8x…@gmail.com)

Thuốc chữa bệnh gai khớp gối nào hiệu quả?
Thuốc chữa bệnh gai khớp gối nào hiệu quả?

BÁC SĨ TƯ VẤN:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc với chuyên mục thoaihoakhop.net!

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gai khớp gối và phương pháp điều trị căn bệnh này, chúng tôi đã liên hệ với BS Nguyễn Nam Anh (BV Đại học Y Hà Nội) giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Gai khớp gối là bệnh gì?

Khớp gối là khớp lớn nhất trong cơ thể có nhiệm vụ giúp hai chân thực hiện các động tác đi đứng, chạy nhảy và chịu áp lực toàn bộ cơ thể,trụ vững cơ thể trong khi đứng. Vì là khớp chịu áp lực lớn và vận động thường xuyên nên theo thời gian, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, khớp gối rất bị thoái hóa và trở nên suy yếu. Sụn khớp dần bị thoái hóa, bị bào mòn và khô xơ. Dịch khớp có tác dụng nuôi dưỡng sụn và bôi trơn ổ khớp cũng giảm tiết dịch khiến khớp gối bị khô. Các đầu xương ma sát với nhau gây đau và phát ra tiếng lạo xạo, lục khục, lắc rắc. Lúc này, cơ thể sẽ tự khắc phục bằng cách tăng cường canxi để bù đắp vào cho sụn khớp nhưng lại khiến canxi lắng đọng ở mô sụn, mô xơ sụn và dẫn đến sự hình thành gai xương ở khớp gối.

Bệnh gai khớp gối ảnh hưởng lớn tới vận động
Bệnh gai khớp gối ảnh hưởng lớn tới vận động

Gai khớp gối còn được gọi là vôi hóa sụn khớp gối, thuộc bệnh lý thoái hóa khớp xương, được biểu hiện bằng các đợt viêm khớp cấp do giải phóng các tinh thể pyrophosphat Ca vào trong ổ khớp gây tổn thương đầu xương sụn khớp. Biểu hiện gai khớp gối thường đa dạng và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Vì vôi hóa sụn khớp hình thành nên các chồi gai, chồi xương ở mô sụn và mô sơ sụn và có thể phát hiện trên hình ảnh X-quang nên để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng và kiểm tra bằng chụp phim X-quang để phân biệt.

Phương pháp và thuốc chữa gai khớp gối dứt điểm

Vôi hóa sụn khớp/gai khớp là một hậu quả kèm theo của thoái hóa khớp, xuất hiện như một quy luật tất yếu khi con người bước vào thời kỳ lão hóa nên không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể giảm đau và làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự phát triển của gai xương. Việc điều trị bệnh gai khớp gối có thể được tiến hành theo hai phương pháp phổ biến hiện nay là điều trị với thuốc tân dược (Tây y – y học hiện đại) và đông dược (Đông y). Cụ thể như sau:

1. Cách điều trị gai khớp gối bằng thuốc tân dược

Cách điều trị gai khớp gối bằng thuốc tây

Trường hợp đau cấp: Dùng Colchicin theo đường uống từ 2 – 3 mg/ngày (dùng trong vài ngày).

Trong trường hợp đau nặng: Điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid như paracetamol, celecoxib, melocicam, diclofenac, efferangan codein, aspirin…

  • Aspegic 0,5mg x 2 viên/ngày
  • Meloxicam 7,5mg x 2 viên/ngày

Nếu kèm theo sưng viêm: Kết hợp các thuốc giảm đau, chống viêm với biện pháp chườm đá, nghỉ ngơi.

Kết hợp bổ sung các hoạt chất sinh học, các thuốc dinh dưỡng sụn khớp để tăng cường tái tạo sụn và dịch khớp, phục hồi sụn khớp, giảm ma sát và làm chậm quá trình thoái hóa khớp xương.

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp tập vật lý trị liệu bằng cách đạp xe đạp 10 – 30 phút/ ngày, áp dụng nhiệt trị liệu, tắm nước khoáng, đắp bùn, chiếu đèn hồng ngoại trị thoái hóa khớp và gai khớp gối… theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để giảm đau và duy trì chức năng vận động khớp gối.

CHÚ Ý:

Cách điều trị nội khoa với thuốc Tây y chỉ có tác dụng tạm thời, không nên kéo dài vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ đối với cơ thể như loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, giảm bạch cầu, tăng men gan, suy thận… Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

2. Cách chữa bệnh gai khớp gối bằng thuốc Đông dược

Điều trị gai khớp gối bằng thuốc Đông y là một phương pháp an toàn và có thể áp dụng lâu dài vì ít để lại những tác dụng phục đối với cơ thể. Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp các thành phần thảo dược tự nhiên có dược tính cao trong việc điều trị các bệnh về xương khớp nên thực sự thích hợp với những người có có các vấn đề về gan, thận, dạ dày… Để chữa gai khớp gối, Đông y áp dụng bài thuốc sau đây:

Cách chữa bệnh gai khớp gối bằng thuốc đông y

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang:

Đây là bài thuốc điều trị gai khớp gối cổ truyền, đã chữa khỏi chứng đau khớp gối, loại bỏ gai xương cho bao người.

  • Thành phần: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, ngưu tất (Bắc) 12g, đỗ trọng(Bắc) 12g, phòng phong 10g, bạch thược 10g, phục linh 10g, tần giao 8g, xuyên khung 8g, quế chi 4g,  tế tân 4g, cam thảo(Bắc) 4g.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang chia 2 lần, liên tục ít nhất trong 1 tháng.

Kết hợp các phương pháp hỗ trợ:

Các liệu pháp này giúp giảm đau khớp gối, phục hồi xương khớp rất tốt. Bạn có thể:

  • Chườm đắp: chườm ngải cứu hoặc đắp bùn nóng…
  • Châm cứu: tại huyệt hạc đỉnh, độc tỵ,âm lăng tuyền, dương lăng tuyền, thận du, can du, huyết hải…
  • Thủy châm: tại huyệt can du, thận du, huyết hải.
  • Điện phân bằng dòng điện 1 chiều để giảm đau, dưỡng khớp, hạn chế teo cơ.

CHÚ Ý:

Thuốc Đông y mặc dù ít gây ảnh hưởng đến gan – thận – dạ dày… nhưng lại cho tác dụng chậm nên thời gian điều trị thường kéo dài, dễ khiến bệnh nhân chán nản và bỏ ngang trong khi đang điều trị. Tuy thuốc đông y khá lành tính nhưng cần dùng đúng liều lượng để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân không tự ý bốc thuốc chữa gai khớp gối về sử dụng mà cần được thầy thuốc bắt mạch, thăm khám cụ thể để kê đơn thuốc với liều lượng gia giảm cho phù hợp.

Để việc điều trị gai khớp gối đạt kết quả tốt nhất, nên kết hợp điều trị bằng Tây và Đông y với các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu, tập yoga, tập phục hồi xương khớp… kết hợp điều chỉnh thực đơn phòng ngừa thoái hóa khớp và gai khớp gối phù hợp với tình trạng bệnh nhân, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, bảo vệ khớp tránh chấn thương và áp lực đè nén.

Bạn nên xem:

Ngày đăng: 17/12/2016 - Cập nhật lúc: 7:29 AM , 08/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?