Thoái hóa khớp – Mối nguy hại rình rập giới văn phòng

Bên cạnh các bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, thừa cân – béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp đang ngày càng chiếm tỉ lệ lớn ở những người làm công việc văn phòng. Không chỉ khiến sức khỏe suy giảm, thoái hóa khớp còn gây cản trở vận động, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. 

Thoái hóa khớp – Mối nguy hại rình rập giới văn phòng

Tìm hiểu trường hợp của chị Kim Anh (34 tuổi), hiện đang là nhân viên thiết kế cho một công ty quảng cáo. Chị cho biết: ” Do tính chất công việc của mình phải vẽ trên máy tính nên đến công ty là mình ngồi cắm mặt vào máy vi tính. Khoảng 1 tháng nay mình thấy đau cột sống không chịu được, nhất là vùng cổ khiến mình khó cúi ngửa và xoay cổ. Hai bả vai cũng mỏi lan xuống cả cánh tay làm mình khó vận động linh hoạt như bình thường, nội việc sử dụng chuột thôi cũng thấy khó khăn. Mình có dùng cao dán với xoa bóp bằng đầu nóng gần tuần mà không thấy đỡ. Sau khi đi khám, bác sĩ nói mình có Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn đầu, nguyên nhân là do làm việc với máy tính thường xuyên, tư thế làm việc không phù hợp…”.

Hay như câu chuyện của anh Trung Thành (35 tuổi), làm công nhân ở một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử. Anh cho biết mình cũng bị thoái hóa khớp hơn 1 năm nay dù tuổi còn khá trẻ, nói ra chẳng ai tin. Do thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, nên khoảng hơn 1 năm trước, anh thường bị đau nhức cổ tay, mỗi lần vận động cổ tay đều nghe tiếng kêu lắc rắc. Ngoài ra, các đầu ngón tay, ngón chân cũng hay bị tê buốt, cứ đến mùa lạnh là tay chân co cúm, đi lại sinh hoạt khó khăn vô cùng. Để giảm đau nhức, anh thường ra tiệm thuốc tây mua thuốc về uống nhưng chỉ có tác dụng cầm chừng. Sau một thời gian không chịu được nữa, anh mới đến bệnh viện khám thì bác sĩ thông báo anh bị thoái hóa khớp khá nặng, phải nghỉ ngơi và tập trung điều trị một thời gian.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Đừng chủ quan với bệnh thoái hóa khớp

Theo các bác sĩ, chuyên gia về xương khớp, thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương thoái hóa sụn khớp do quá trình lão hóa cơ thể theo quy luật tự nhiên, thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, ở những người ít vận động, thường hay ngồi làm việc 1 chỗ, những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học, người thừa cân béo phì, lao động nặng quá sức, thường bị chấn thương xương khớp… cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp rất sớm.

Đặc biệt là với đối tượng nhân viên văn phòng, nhất là những người mới bước vào độ tuổi ngoài 30 thì quá trình thoái hóa có thể diễn ra âm thầm ở bên trong xương khớp, gây bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương. Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng thoáng qua như cơn đau mơ hồ ở khớp, nhức mỏi khớp nhưng chủ quan không đi khám hoặc tự mua thuốc uống. Sau một thời gian, cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, đau có khả năng lan sang các khớp khác. Bệnh nhân bị cản trở vận động, khó cử động khớp, đi lại khó khăn. Nếu khớp bị phá hủy sẽ dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp, gây tàn phế, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh mà còn tạo gánh nặng cho người thân và gia đình.

Khi nhận thấy các triệu chứng đau nhức khớp, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên nên khó tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng cao. Để phòng ngừa thoái hóa khớp sớm, chúng ta cần xây dưng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, vận động và tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Với những người béo phì, cần lên kế hoạch giảm cân để giảm tải lên hệ xương khớp. Với người thường xuyên ngồi nhiều như giới văn phòng, nên dành ra một khoảng thời gian nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc. Chú ý  bảo vệ cơ thể tránh những chấn thương, đặc biệt là chấn thương ở xương khớp. Người trẻ tuổi cũng cần bổ sung các hoạt chất sinh học như Glucosamin, Collagen type 2, Chondroitin sulfat, Methyl sulfonyl methane…để chăm sóc sụn khớp, tăng cường tái tạo sụn và xương, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Ngày đăng: 06/03/2017 - Cập nhật lúc: 8:07 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?