Thoái hóa khớp mắt cá chân và những điều cần biết

Tìm hiểu về căn bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân. Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân mà bạn không nên bỏ qua. Sớm nhận biết nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa mắt cá chân sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời.

Thoái hóa khớp mắt cá chân và những điều cần biết

Mắt cá chân là vị trí khớp có cấu tạo khá phức tạp với hệ thống cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh kết nối với nhau, bao quanh khớp và liên kết với các bộ phận khác. Mắt cá chân nằm ở vùng cổ chân nên thường xuyên phải vận động. Chính vì vậy, mắt cá chân rất dễ bị quá tải và tổn thương do nhiều nguyên nhân. Theo thời gian, mắt cá chân có thể gặp phải nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, thoái hóa khớp mắt cá chân là tình trạng tổn thương thoái hóa sụn khớp ở mắt cá chân do mất cân bằng giữa việc tái tạo và hủy hoại sụn khớp, khiến sụn khớp bị ăn mòn và hư hại, ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp mắt cá chân

Thoái hóa hóa khớp mắt cá chân là tình trạng thường gặp ở những người trưởng thành, nhất là những người từ độ tuổi 40 trở lên. Trong đó, phụ nữ là đối tượng chủ yếu. Nguyên nhân cụ thể gây thoái hóa khớp mắt cá chân vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về xương khớp, các yếu tố sau đây có khả năng thúc đầy quá trình thoái hóa khớp mắt cá chân:

  • Do hoạt động cổ chân, vùng mắt cá chân quá nhiều, di chuyển thường xuyên và liên tục khiến khớp mắt cá chân bị quá tải và nhanh bị bào mòn, thoái hóa.
  • Chấn thương mắt cá chân trong quá trình làm việc, sinh hoạt hay chơi thể thao như bông gân, trật khớp, gãy xương khiến dây chằng bị căng giãn quá mức, sụn và đĩa sụn bị tổn thương dẫn đến viêm mắc cá chân và tăng nguy cơ thoái hóa.

  • Các bệnh lý viêm khớp như viêm khớp, Thoái hóa cổ chân, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gout, nhiễm trùng khớp ở cổ chân gây đau nhức và sưng tấy cũng góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp cổ chân.
  • Người bị thừa cân – béo phì, đái tháo đường, mắc các bệnh lý về thận… cũng có khả năng bị thoái hóa khớp cổ chân cao hơn người bình thường.
  • Nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh xương khớp, chẳng hạn như thoái hóa khớp mắt cá chân thì có thể di truyền cấu trúc xương khớp và căn bệnh này qua nhiều thế hệ.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Triệu chứng thoái hóa khớp mắt cá chân

Người bị thoái hóa khớp mắt cá chân có các biểu hiện sau đây:

  • Đau nhức hoặc buốt ở khớp mắt cá chân gây ảnh hưởng đến các cử động ở mắt cá chân, cứng khớp, đi lại khó khăn.
  • Xung quanh vùng mắt cá chân có dấu hiệu sưng nóng, tấy, đỏ, đau và ấn vào mắt cá chân sẽ thấy đau tăng.
  • Có thể xuất hiện tràn dịch khớp khiến khớp mắt cá chân sưng to, phù nề, gây đau suốt ngày suốt đêm.

Thoái hóa khớp mắt cá chân không được điều trị sớm sẽ gây teo cơ, biến dạng khớp. Khi nhận thấy các triệu chứng thoái hóa khớp mắt cá chân, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện đề kiểm tra cụ thể và điều trị phù hợp.

Phòng bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân như thế nào?

Để phòng bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân, bạn cần thực hiện các lời khuyên dưới đây ngay từ bây giờ:

  • Xây dựng một chế độ làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Tránh làm việc quá sức, mang vác, kéo đẩy vật nặng; cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các  môn bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, tập dưỡng sinh, thai cực quyền, tập yoga… để tăng cường sức khỏe cho xương khớp, hệ hô hấp và tim mạch.
  • Tránh thực hiện các động tác như gập bẻ cổ chân, xoay cổ chân đột ngột. Đồng thời, chú ý bảo vệ cơ thể tránh khỏi những chấn thương ở mặt cá trong quá trình sinh hoạt, tập luyện, chơi thể thao…

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, acid amin, khoáng chất… để nuôi dưỡng xương khớp. Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích, thực phẩm chứa chất bảo quản, thức ăn nhanh… để phòng ngừa thoái hóa khớp xương, trong đó có khớp mắt cá chân.
  • Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là ở xương khớp thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để khắc phục nhanh chóng, ngăn chặn diễn tiến của bệnh.

Ngày đăng: 07/03/2017 - Cập nhật lúc: 8:05 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?