Thoái hóa khớp khuỷu tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Như chúng ta đã biết, khuỷu tay giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cử động của khớp tay, tuy nhiên nó cũng là bộ phận rất dễ bị thoái hóa. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người già hoặc người thường xuyên vận động mạnh liên quan đến khớp khuỷu tay. Thoái hóa khớp khuỷu tay là tình trạng xảy ra khi bề mặt của lớp sụn khớp bị tổn thương hoặc bị ăn mòn, khiến các chức năng gập duỗi và hoạt động của cẳng tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khó khăn. Vậy thoái hóa khớp khuỷu tay nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Thoái hóa khớp khuỷu tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết liên quan: Nên đi khám thoái hóa cột sống ở bệnh viện nào tại TP.HCM?

Thoái hóa khớp khuỷu tay có nguy hiểm không?

Khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng sẽ rất ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: Đau khớp, tê mỏi tay, khó khăn trong việc vận động, không hoạt động mạnh. Đặc biệt, thoái hóa khớp khuỷu tay nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng và làm cho khớp tay mất khả năng vận động rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp khuỷu tay

  • Một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp khuỷu tay được nhắc đến đầu tiên đó chính là chấn thương. Hầu hết các bệnh nhân được chuẩn đoán là thoái hóa khớp khuỷu tay điều có tiền sử chấn thương khuỷu tay dẫn đến nứt bề mặt khớp, hoặc trật khớp.
  • Có thể do bị chèn ép thần kinh bên trong như: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay bị chèn ép…
  • Do viêm gân như các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương, chủ yếu do các hoạt động như: lau chùi cửa, chơi tennis, cầm vặn ốc, nghề thợ mộc, họa sĩ, các gân bên trong khuỷu tay bị căng quá mức do chơi golf, đóng đinh…
  • Do viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu.
  • Do bị tổn thương dây chằng dẫn đến khuỷu tay không ổn định cũng có thể làm khớp bị thoái hóa
  • Do vận động khuỷu tay quá sức như những người làm việc liên quan đến thợ hàn, thợ rèn, thợ mộc…
  • Cũng có thể do tự nhiên thoái hóa khớp khuỷu tay cũng là quá tình tất yếu do sự lão hóa khi về già

Triệu trứng thoái hóa khớp khuỷu tay

  • Triệu chứng đầu tiên đó chính là đau các khớp ở khuỷu tay
  • Sưng khớp khi bệnh tiến triển nặng hơn
  • Cảm giác tê mỏi các ngón tay, do khuỷu tay bị chèn ép dây thần kinh, khiến giới hạn hoạt động của cả cánh tay.
  • Khuỷu tay mất hoàn toàn khả năng vận động tối thiểu.
  • Các cơn đau mỏi tay có thể lan xuống cánh tay, bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay.
  • Khả năng duỗi cổ tay, cầm nắm giảm trầm trọng.

Điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay

Điều trị bằng tây y

Đối với bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay ở giai đoạn đầu thường có thể sử dụng một số loại thuốc như:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Idarac, Tramadol…

– Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Tenoxicam…

– Tiêm Corticosteroid và khớp giúp điều trị các triệu chứng giúp giảm đau tạm thời cho bệnh nhân

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Khi bệnh thoái khóa khớp khuỷu tay đã không còn khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh thì biện pháp cuối cùng đó chính là tiến hành phẫu thuật. Có hai cách phẫu thuật như sau:

  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi sẽ giúp kiềm chế các triệu chứng của thoái hóa khớp một thời gian nhưng có thể sẽ tái lại sau đó.
  • Phẫu thuật thay khớp: Khi bề mặt khớp đã bị mòn hoàn toàn, không còn các nào khác là phải tiến hành thay khớp đó chính là sử dụng khớp giả

Ngoài những phương pháp điều trị bệnh thông thường như trên thì khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay ở mức độ nhẹ hàng ngày bạn có thể sử dụng các biện pháp đơn giản để chống lại cơn đau như: Phương pháp chữa bệnh bằng các vị thuốc đông y, hay chườm đá hàng ngày, biện pháp này nên thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày tại trực tiếp vị trí đau. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là chơi thể thao, bưng bê vật nặng cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp khuỷu tay

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, vì vậy cần giảm cân nếu bạn bị béo phì
  • Siêng vận động bằng cách tập thể thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiều sữa đảm bảo đủ chất đạm và tinh bột. Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt, hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh.
  • Giữ tư thế luôn được cân bằng và thẳng sẽ giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp
  • Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng, khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý tránh sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối.
  • Giữ nhịp sống thoải mái bằng cách sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động.

Lưu ý

Các loại thuốc tây y dùng để uống hoặc tiêm chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng sưng đau biểu hiện bên ngoài, nên thường giảm đau rất nhanh nhưng bệnh cũng rất dễ bị tái phát. Ngoài ra, chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc điều trị trong một thời gian nhất định, không có tác dụng điều trị dứt điểm.

Nếu đã thực hiện các biện pháp giảm đau tại chỗ nhưng tình trạng đau vẫn kéo dài, khả năng lớn là bạn đã bị bệnh lý về xương khớp phức tạp hơn. Khi đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và có biện pháp xử lí kịp thời.

Ngày đăng: 28/04/2017 - Cập nhật lúc: 6:57 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?