Tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì, cách chữa trị như thế nào?
Có khá nhiều người gặp phải hiện tượng tê tay chân khiến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng, đảo lộn nghiêm trọng. Vậy tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân thực sự của chứng bệnh này và những cách chữa trị hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì?
Tê chân tay có tên gọi đầy đủ là tê bì chân tay. Đây là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh tọa mà ai cũng có thể là “nạn nhân” của nó từ người trẻ tuổi cho đến những người cao tuổi. Dấu hiệu của tê bì chân tay là các đầu ngón tay, ngón chân có cảm giác tê rân giống như bị kim chích, kiến bò rất khó chịu. Cảm giác này khi tăng dần sẽ lan xuống bàn tay, cổ tay, cánh tay, bàn chân khiến việc cử động gặp khó khăn.
Khi bị tê chân tay kéo dài thì có thể bạn bị mắc một trong những căn bệnh dưới đây. Cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác là bệnh gì nhé!
1. Bệnh đốt sống cổ
Đây là căn bệnh thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa vì số lượng người trẻ mắc bệnh đốt sống cổ ngày càng nhiều. Bệnh thường gặp ở những người làm công việc ngồi nhiều, ít vận động, thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các ngón tay bị tê cứng và còn thêm nhiều triệu chứng khác ở vùng cổ, vai gáy. Đặc biệt, là vào mỗi buổi sáng khi thức dậy hay khi thời tiết chuyển lạnh. Hiện tượng này là do các gai xương của đốt sống cổ bị chèn ép dây thần kinh ngoại biên và động mạch ở vùng cổ gáy. Bệnh này hết sức nguy hiểm nên bạn không được chủ quan mà phải kiên trì điều trị cho đến khi khỏi hẳn.
2. Bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não cũng là một trong các nguyên nhân tê chân tay phổ biến hiện nay. Khi cảm thấy một nửa cơ thể có cảm giác tê bì chân tay thì không nên bỏ qua căn bệnh này. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến trong thời gian ngắn, đi kèm với các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng. Các đối tượng hay gặp bệnh thiếu máu não là những người có thể lực yếu, người gầy yếu, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Khi xuất hiện ít nhất hai triệu chứng trên đây thì bạn nên đi kiểm tra toàn diện để ngăn chặn nguy cơ gây hại cho cơ thể.
3. Bị tê nhức chân tay do bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có nồng độ choleterol trong máu tăng cao kết hợp với tình trạng máu xấu trong cơ thể hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch sẽ gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu tới các khớp. Về lâu dài gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên khiến tay chân bị tê buồn. Để không lặp lại tình trạng này thì bệnh nhân tiểu đường phải tìm cách kiểm soát nồng độ choleterol trong máu đồng thời bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất để cải thiện chức năng tuần hoàn máu.
4. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Khi cảm thấy các ngón tay tê bì, đau nhức, khó vận động xuất hiện đều ở hai tay và hai chân thì rất có thể bạn đã bị viêm dây thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân gây căn bệnh này rất đa dạng như chấn thương, nhiễm trùng, sự cố về vấn đề trao đổi chất, phơi nhiễm với chất độc, chế độ dinh dưỡng, bệnh tiểu đường, gan, thận, … Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp hoặc sặc phổi vì rối loạn chức năng nuốt.
5. Các bệnh về xương khớp khác
Viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp cũng có thể là nguyên nhân của chứng tê tay chân. Khi mắc một trong hai căn bệnh này thường gây ra hiện tượng suy tĩnh mạch làm các mạch máu và dây thần kinh bị tĩnh mạch chèn ép, lượng máu cung cấp đến các khớp, chi suy giảm gây ra tê tay, tê chân.
Để biết chính xác hiện tượng tê tay chân là bệnh gì thì bạn cần đi thăm khám sớm tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp uy tín, chất lượng. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách đơn giản, giúp loại bỏ chứng tê chân tay.
Cách chữa bệnh tê chân tay hiệu quả nhất
Cũng như các bệnh khác, cách chữa bệnh tê chân chủ yếu là dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Tuy nhiên, cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để lựa chọn thuốc cho phù hợp. Bạn có thể áp dụng cách chữa bằng dân gian hoặc thuốc đông y mà chúng tôi giới thiệu dưới đây:
1. Cách chữa bệnh tê chân tay bằng bài thuốc dân gian
Thuốc có ưu điểm là lành tính, không gây ra tác dụng phụ nên người dùng rất yên tâm. Tuy nhiên, vì thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên nên tác dụng khá là chậm và hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh có thể tham khảo một số cách sau:
Cách 1: Dùng ngải cứu. Loại cây này có vị cay, tính nóng ẩm và thường được dùng để chữa đau bụng kinh, bệnh xương khớp khá hiệu quả. Khi bị tê tay chân, bạn hái một nắm lá ngải cứu cho vào chậu nước sôi vừa nấu, rắc thêm vài hạt muối. 5 phút sau vớt ra và đắp lên vị trí tê đau, các khớp sưng, tê mỏi. Tính nóng của ngải cứu và nhiệt độ của nước nóng sẽ làm mạch máu giãn ra giúp máu lưu thông giảm dần tê nhức.
Cách 2: Ngâm nước muối với gừng. Hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ bạn lấy vài nhánh gừng tươi giã nát cho vào chậu, thêm muối và đổ 2l nước nóng 50ºC. Không chỉ giúp loại bỏ hết triệu chứng tê tay chân mà còn mang lại cho bạn giấc ngủ ngon hơn. Bạn cần lưu ý là không nên ngâm chân trong nước quá nóng vì có thể làm tổn thương da.
2. Sử dụng thuốc tây chữa bệnh tê chân tay
Ngược lại với thuốc đông y, thuốc tây y lại giúp giảm tê chân tay khá nhanh và an toàn khi dùng đúng liều lượng mà bác sĩ kê. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không theo một hướng dẫn nào lại tiềm ẩn nhiều rủi ro vì bản thân thuốc tây có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thông thường, bệnh nhân sẽ được các bác sỹ kê đơn với một số loại thuốc cơ bản sau:
+ Thuốc chống động kinh: Topiramate (Topamax); Pregabalin (Lyrica); Carbamazepine (Tegretol); Phenytoin (Dilantin); Gabapentin (Neurontin). Thuốc có một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt.
+ Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitripxyline và Nortripxyline thường gây buồn nôn, chóng mặt, giảm sự ngon miệng và táo bón.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Ngày đăng: 20/02/2018 - Cập nhật lúc: 3:14 AM , 14/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!