Phòng bệnh phong tê thấp tái phát bạn nên quan tâm những việc này

Bệnh phong tê thấp thường phát triển dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Song song với điều trị bệnh phong tê thấp, việc phòng ngừa bệnh tái phát cũng cần phải được quan tâm đúng mức để tránh những biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Theo Y học cổ truyền, phong tê thấp là căn bệnh hình thành do tà khí (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt ) xâm nhập vào cơ thể khiến khí huyết bị ứ trệ và làm tổn thương cơ, xương, khớp, huyết mạch và tim. Bệnh thường xuất hiện ở những người tuổi trung niên và cao niên do nhiều nguyên nhân như gen di truyền, giới tính, tuổi tác, lối sống và công viêc, điều kiện môi trường – thời tiết, cơ thể suy giảm sức đề kháng…

Phong tê thấp là một căn bệnh khó điều trị dứt điểm, các loại thuốc điều trị thông thường như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc Corticosteroids, thuốc chống thấp … chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh và duy trì khả năng vận động, làm chậm sự tiến triển chứ không có khả năng điều trị triệt để căn bệnh này (Bạn có thể xem thêm:Chữa trị bệnh phong thấp nên uống thuốc gì tốt ?)

Sau điều trị, bệnh nhân cần phải thực hiện một lối sống tích cực và khoa học để phòng bệnh phong tê thấp tái phát và kéo theo các biến chứng nguy hiểm ở gan, thận, hệ thần kinh, tim mạch…

Những lưu ý giúp phòng bệnh phong tê thấp tái phát 

Để phòng tránh bệnh phong tê thấp tái phát, bệnh nhân cần chú ý và tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu sau đây:

1- Giữ ấm cơ thể

Nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí thay đổi thất thường có thể khiến tình trạng sưng đau ở bệnh phong tê thấp càng trở nên nghiêm trọng. Chúng khiến máu huyết lưu thông kém nên không nuôi dưỡng cơ và các khớp xương kịp thời, dẫn đến co cứng khớp và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể vào những thời điểm giao mùa và hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh và ẩm thấp.

BẠN NÊN TÌM HIỂU:

Các nguyên nhân gây bệnh phong thấp bạn nên biết

2- Ăn uống khoa học

Bị bệnh thấp khớp : NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì ? là điều mà bệnh nhân và người nhà cần phải quan tâm. Khi bị phong thấp khớp, nên tránh ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì nó có thể gây béo phì và tăng sức ép lên các khớp xương của bạn nhiều hơn. Hãy thay thế chúng bằng các thực phẩm giàu collagen, vitamin (A, C, D, E) và các khoáng chất (canxi, magie, kali, selen…) như cá hồi, xương ống, xương sụn, yến mạch, hạt óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, cải bẹ xanh, bông cải xanh, nho, táo, cam, dâu tây, việt quất, sữa tươi… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên nhớ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn, duy trì sự trơn tru của các khớp xương.

3- Vận động hợp lý

Để tránh cứng khớp, người bệnh nên lên kế hoạch cho một chế độ luyện tập và vận động thích hợp. Tập các bài căng duỗi khớp có thể giúp cơ bắp của bạn được tăng cường, các khớp xương được cũng cố trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham gia các môn bơi lội, tập aerobic dưới nước, đạp xe, đi bộ, tập yoga hoặc thái cực quyền để duy trì chức năng vận động khớp và ngăn ngừa biến dạng khớp…

4- Từ bỏ các thói quen xấu

Hút thuốc lá, uống nhiều bia, rượu, cà phê hay sử dụng các chất kích thích, ăn uống vô độ… là một trong những nguyên nhân khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Các chất độc hại từ những thực phẩm này có khả năng hủy hoại các tế bào xương, cản trở quá trình hấp thu và tái tạo xương mới, tăng nguy cơ loãng xương, viêm khớp và thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn. Người bị phong tê thấp cần kiêng tuyệt đối bia, rượu, thuốc lá, tránh căng thẳng, stress… để giảm thiểu những cơn đau và tránh nguy cơ tàn phế sớm.

Ngày đăng: 17/10/2017 - Cập nhật lúc: 9:15 AM , 30/11/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?