Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo có nguy hiểm không ?
So với phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng thì phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo là loại phẫu thuật thay thế khớp ít phổ biến. Đối với những trường hợp khớp vai bị hư hỏng quá nặng thì việc thay khớp là điều bắt buộc để khôi phục khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên, không ít người bệnh và gia đình khá băn khoăn không biết phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo có nguy hiểm không? Tham khảo bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu về phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo
Thay khớp nhân tạo là một trong những loại phẫu thuật khó và còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phẫu thuật thay khớp cũng đã được ứng dụng rộng rãi ở các bệnh viện lớn và mang đến những hiệu quả đáng kể trong việc điều trị bệnh xương khớp nhất là các bệnh lý thoái hóa khớp. Các phẫu thuật thay khớp nhân tạo phổ biến là phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng. So với hai phẫu thuật này thì phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo thường ít gặp hơn. Mục tiêu của phẫu thuật thay khớp vai là loại bỏ những phần khớp bị hư hỏng và thay thế bằng khớp vai nhân tạo để giảm bớt đau đớn, phục hồi khả năng vận động khớp vai và giúp bệnh nhân trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo là phẫu thuật thay thế khớp vai bị hư hỏng bằng khớp vai nhân tạo có gắn xi măng xương hoặc không gắn xi măng xương. Khớp vai nhân tạo bao gồm 2 bộ phận chính là:
- Phần chỏm khớp, được chế tạo từ hợp kim của sắt và titan, crom, coban, nhôm…
- Phần ổ chảo: được chế tạo từ nhựa tổng hợp đặc biệt có trọng lượng phân tử siêu cao đơn thuần hoặc kết hợp với sợi cacbon.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Hai nguyên nhân gây tổn thương khớp vai thường gặp nhất là Thoái hóa khớp vai và gãy xương phức tạp vùng đầu xương cánh tay. Tuy nhiên, không phải cứ tổn thương khớp vai là đều có thể thực hiện thay thế khớp. Tùy theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tổn thương khớp vai mà bác sĩ sẽ xem xét việc chỉ định thay thế khớp. Thông thường, phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Thoái hóa khớp vai khiến khớp bị hư hỏng nặng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp vai và cánh tay, gây đau và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
- Gãy xương phức tạp vùng đầu trên xương cánh tay với tổn thương Neer độ 4 (tổn thương nặng).
Chống chỉ định phẫu thuật thay khớp vai trong các trường hợp viêm xương khớp nhiễm trùng, người đang mắc các bệnh lý về tim mạch, gan, thận…
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo có nguy hiểm không ?
Có hai phương pháp thay khớp vai nhân tạo là phẫu thuật thay khớp hoàn toàn và phẫu thuật bán khớp. Tùy theo tình trạng hư hại sụn khớp và tổn thương ở khớp vai ra sao mà bác sĩ điều trị sẽ áp dụng phương pháp phù hợp.
Phẫu thuật thay khớp vai là phẫu thuật lớn, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Đây cũng là một loại phẫu thuật khó và có thể xảy ra một số biến chứng như vấn đề về gây mê, nhiễm trùng, lỏng khớp, trật khớp, tổn thương thần kinh hoặc mạch máu quanh khớp vai…. Vì vậy, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và cần được chăm sóc cẩn thận để phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Sau đó, người bệnh cũng cần kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để cải thiện vận động khớp vai.
Ngày đăng: 24/01/2017 - Cập nhật lúc: 8:25 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!