Nhận biết triệu chứng bị thoái hóa khớp cổ chân

Đau và cứng khớp cổ chân là những triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân phổ biến mà bất cứ bệnh nhân nào cũng nếm trải qua. Thế nhưng có nhiều người vì vô tình hay chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu báo động này mà không tiến hành thăm khám và điều trị ngay. Theo thời gian bệnh tình sẽ ngày càng tiến triển tồi tệ hơn và bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì việc chữa trị thoái hóa khớp cổ chân dường như khó khăn hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, đừng bỏ qua bất kì triệu chứng quan trọng nào dưới đây bởi rất có thể bạn đang bị bệnh thoái hóa khớp cổ chân:

5 triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân thường gặp

1. Đau ở cổ chân và mắt cá

Bệnh nhân có thể bị đau ở vùng dưới phía sau chân, hoặc giữa cổ chân chân. Cơn đau có thể chỉ diễn ra âm ỉ hoặc đôi khi rất rõ nét và dữ dội. Trong giai đoạn đầu, nhiều bệnh nhân thường chỉ bị đau sau một số hoạt động có tác động nhiều đến khớp cổ chân, chẳng hạn như chạy bộ hoặc đi bộ dài. Thông thường, tình trạng đau sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi, xoa bóp cổ chân, chườm nóng hoặc băng cố định cổ chân lại.

đau là triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Giải thích cho hiện tượng này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi khớp cổ chân bị thoái hóa thì lớp sụn ở khu vực này sẽ bị bào mỏng, hư hỏng dần hoặc bị ăn mòn hoàn toàn. Lúc này sụn ​​mới có thể được sản sinh, nhưng các tế bào sụn mới sẽ phát triển ở các mô không đều, gập ghềnh hơn là dạng sụn ban đầu. Kết quả là các đầu xương tạo nên khớp cổ chân sẽ bị ma sát với nhau khi cử động và gây đau. Thêm vào đó, để bù đắp cho sụn bị hư hỏng hoặc bị mất đi, lượng canxi được cơ thể hấp thụ thường được trám vào vùng tổn thương tạo nên các gai xương nhỏ xù xì, chúng sẽ chọc vào các mô mềm xung quanh khiến bệnh nhân có cảm giác đau.

2. Cứng khớp cổ chân

Hiện tượng ăn mòn sụn khớp cùng với tình trạng sụt giảm lượng chất dịch bôi trơn ở khớp cổ chân khi bị thoái hóa chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng khớp cổ chân.

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân này diễn ra rõ ràng nhất sau một thời gian lâu không hoạt động, điển hình nhất là sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu một chỗ. Lúc này bệnh nhân cần ngồi nghỉ ngơi ít nhất 15-30 phút massage, xoa bóp cổ chân nhẹ nhàng để có thể hoạt động trở lại bình thường.

3. Sưng mắt cá chân

Khi sụn khớp cổ chân bị mòn các xương bị chà sát vào nhau khi chúng ta đi lại hoặc vận động. Điều này gây kích ứng và làm sưng mắt cá chân. Hiện tượng này có thể dẫn đến những cơn đau quặn suốt đêm khiến cho bệnh nhân không ngủ được.

Sưng khớp cổ chân- triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân thường gặp

4. Khớp cổ chân phát ra âm thanh lạ khi cử động

Khi bạn nhận thấy một tiếng kêu lục cục hay lạo xạo phát ra từ khớp cổ chân khi đi lại hoặc uốn cong bàn chân lên thì hãy thận trọng bởi đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Biểu hiện này cho thấy rằng sụn khớp đã bị mòn và không còn khả năng bảo vệ các đầu xương khỏi sự ma sát dẫn đến các âm thanh lạ khi cử động.

5. Hoạt động đi lại bị ảnh hưởng

Đây là hậu quả của tình trạng sưng đau và cứng khớp khi cổ chân bị thoái hóa. Việc ít hoạt động trong thời gian bị bệnh cũng có thể khiến cho các gân cơ và dây chằng xung quanh khớp cổ chân dần bị teo lại. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh, thậm chí còn có thể khiến cho họ bị tàn phế, mất khả năng vận động.

Trong hầu hết trường hợp mắc bệnh, các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân thường trở nên tồi tệ hơn và xảy ra thường xuyên hơn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nếu như không có giải pháp điều trị ngăn chặn tình trạng thoái hóa cổ chân ngay từ khi mới bị. Chính vì vậy việc chữa trị bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ta bảo vệ được khả năng vận động bình thường và tránh được một số biến chứng như viêm khớp cổ chân, vôi hóa khớp cổ chân, tàn phế…

Bị thoái hóa khớp cổ chân phải làm sao?

Ngay khi phát hiện bản thân có một trong các biểu hiện giống với 1 trong 5 dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân nói trên và chúng kéo dài không thuyên giảm thì người bệnh nên tới bệnh viện có chuyên khoa xương khớp khám và điều trị ngay nếu được chuẩn đoán mắc căn bệnh này.

Để đối phó với các cơn đau, bên cạnh việc dùng thuốc thì có thể áp dụng một số mẹo dân gian như chườm muối gừng nóng, chườm ngải cứu hay chườm lạnh vào chỗ bị đau. Cùng với đó nên chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và siêng năng luyện tập thể dục để tránh tình trạng cứng khớp và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp cổ chân diễn ra mạnh mẽ hơn.

Cần nhớ rằng, thoái hóa khớp cổ chân là bệnh mãn tính và chúng ta không có cách nào để phục hồi lại khớp cổ chân như hiện trạng ban đầu. Các biện pháp điều trị bệnh đều mang tính lâu dài nhằm giúp làm giảm triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân nên bệnh nhân cần có sự kiên trì và tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ trong quá trình chữa bệnh.

BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Ngày đăng: 02/01/2018 - Cập nhật lúc: 9:52 AM , 02/01/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?