Nhận biết thoái hóa khớp háng và cách phòng bệnh
Nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp háng và cách phòng bệnh. Bệnh thoái hóa khớp háng ngày càng có tỉ lệ gia tăng và đe dọa đến cuộc sống nhiều người. Phòng bệnh thoái hóa khớp háng ngay từ bây giờ và sớm nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp háng nếu chẳng may gặp phải sẽ giúp bạn điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng
Cũng như khớp gối, khớp háng tham gia vào sự vận động của chi dưới nên có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng rất đa dạng. Trong đó, thoái hóa khớp háng do quá trình lão hóa, thường gặp ở người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Các yếu tố như chấn thương khớp háng trật khớp, gãy cổ xương đùi,…), tiền sử viêm khớp háng (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp…), di dạng bẩm sinh ở khớp háng hoặc chi dưới, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm, biến chứng của các bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh huyết sắc tố, bệnh ưa chảy máu… cũng có thể làm xuất hiện triệu chứng của thoái hóa khớp háng.
Khi bị khớp háng bị thoái hóa, sụn bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong ổ cối trở nên mỏng và mòn dần. Phần chỏm xương đùi và mặt trong ổ cối mất đi lớp sụn đệm sẽ cọ sát trực tiếp váo nha, gây đau và đi lại rất khó khăn. Để nhận biết, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp háng sau đây:
- Người bệnh bị đau ở vùng bẹn rồi lan xuống đùi hoặc đau ở vùng mông lan xuống sau đùi.
- Đau tăng mạnh khi cử động, di chuyển đi lại, đứng ngồi lâu hoặc khi thay đổi tư thế khiến bệnh nhân đi khập khiễng.
- Thường xuyên cảm thấy đau mỏi và tê cứng khi vận động, đi bộ hoặc co duỗi háng.
- Đau nhói khi xoay người, cúi gập người hoặc dạng háng, nếu được nghỉ ngơi sẽ thấy giảm đau.
- Khó thực hiện các động tác gập đùi vào bụng, dạng hoặc khép háng, ngồi xổm, ngồi lên xe đạp…
- Cơn đau ngày càng xuất hiện dồn dập vào buổi sáng sau khi bệnh nhân ngủ dậy và đau mỏi khi chiều tối.
- Thoái hóa khớp ngày càng tiến triển nặng sẽ gây đau tăng cả khi người bệnh nghỉ ngơi, nhất là vào ban đêm hoặc những khi thời tiết thay đổi.
- Có dấu hiệu teo cơ vùng đùi, hạn chế vận động khớp háng.
Khi xuất hiện những triệu chứng thoái hóa khớp háng ở trên, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị sớm. Với các bệnh xương khớp, trị sớm khả năng khỏi sẽ cao hơn. Đồng thời, áp dụng thêm các biện pháp phòng bệnh cũng giúp giảm thiểu khả năng phát triển của bệnh.
Cách phòng bệnh thoái hóa khớp háng
Phòng bệnh thoái hóa khớp háng ngay từ sớm là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp háng. Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn cần thực hiện tốt những điều sau đây:
- Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp. Vì vậy, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình một cách hợp lý để giảm quá tải cho xương khớp và cột sống. Cần thực hiện chế độ giảm cân nếu trọng lượng cơ thể vượt quá mức quy định.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, hải sản… thực phẩm giàu vitamin, canxi, sắt, kẽm, acid béo omega 3- 6-9 để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Bổ sung các hoạt chất sinh học, thuốc bổ khớp như Glucosamin, Chondroitin, Colagen type II, MSM đê bôi trơn khớp và tăng độ bền chắc cho xương khớp.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, các chất kích thích để ngăn ngừa loãng xương, xốp xương, hoại tử chỏm xương đùi.
- Tránh lao động nặng, lao động quá sức, mang vác vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột, làm việc sai tư thế.
- Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên tập luyện cơ thể, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tốt cho xương khớp, đi bộ, đạp xe đạp, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội để tăng sự linh hoạt cho xương khớp.
- Nếu gặp phải các vấn đề về xương khớp như dị tật bẩm sinh, chấn thương hoặc viêm khớp háng, cần tích cực điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp háng.
THAM KHẢO THÊM:
Ngày đăng: 16/02/2017 - Cập nhật lúc: 3:45 AM , 05/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!