Nhận biết bệnh thoái hóa gót chân và cách phòng ngừa

Lâu nay, bạn thường nghe nói đến thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp gối…. nhưng lại ít nghe đến thoái hóa gót chân. Tuy nhiên, gót chân là vị trí thường xuyên bị tỳ đè và chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể nên có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Các triệu chứng của thoái hóa gót chân cũng khá dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, tham khảo các thông tin sau đây sẽ giúp bạn nhận biết bệnh thoái hóa gót chân và cách phòng ngừa căn bệnh này tốt nhất.

Nhận biết bệnh thoái hóa gót chân

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gót chân nói riêng chính là sự hư hại sụn khớp và xương dưới sụn. Ngoài yếu tố tuổi tác, bệnh lý thì những thói quen xấu trong sinh hoạt và lao động gây là nguyên nhân gây áp lực lên xương khớp làm tổn thương cấu trúc của các sợi collagen trong sụn khớp. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ dọn dẹp các sợi collagen tổn thương nhưng cũng hủy hoại luôn những sợi collagen lành lặn do lỗi nhận diện. Tình trạng này làm mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và tổng hợp sụn khớp khiến sụn khớp càng bị tổn thương nặng nề, gây viêm và dẫn đến thoái hóa khớp.

THAM KHẢO THÊM: 

Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị thoái hóa gót chân 

  • Biểu hiện đầu tiên khi bệnh nhân bị thoái hóa gót chân là cảm thấy đau nhức ở gót chân thường xuyên hoặc theo từng cơn. Đau có thể ở vùng mặt dưới gót chân hoặc phía sau gót chân. Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân cử động chân, chuyển từ tư thế nghỉ ngơi sang đứng dậy đi lại gây ảnh hưởng đến việc vận động bàn chân.
  • Người bệnh cũng thấy đau nhiều kèm theo cảm giác thốn và cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường và đi những bước đầu tiên. Cứng khớp thường kéo dài dưới 30 phút và chỉ giảm dần khi được xoa bóp hoặc đi lại vận động một lúc.

 

  • Lúc đầu, cơn đau tăng mạnh khi bệnh nhân đi lại và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi nhưng về sau, bệnh nhân sẽ thấy đau liên tục cả khi chạy nhảy và chơi thể thao hay khi nằm nghỉ.
  • Thoái hóa gót chân kèm theo viêm lâu ngày ở phần gân gót chân có thể gây lắng đọng canxi tạo thành sụn xương nhọn và dẫn đến sự xuất hiện của gai xương gót gây đau thốn và lan tỏa sang lòng bàn chân ngay cả khi bệnh nhân cử động nhẹ gót chân.

Điều trị thoái hóa gót chân như thế nào?

Đối với các trường hợp thoái hóa khớp gót chân gây đau nhức nhiều, điều trị triệu chứng bằng cách chườm đá vào vùng gót chân và sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau như aspirin, diclofenac hay meloxicam là biện pháp hiệu quả. Tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng được áp dụng để cải thiện các triệu chứng thoái hóa gót chân.

Người bệnh cũng được yêu cầu nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động, kết hợp tập luyện các bài kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá, tập cân gan chân; tập vật lý triệu với nhiệt  liệu pháp như chườm nóng, nhiệt nóng bằng paraffin, hồng ngoại, sóng ngắn.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa gót chân

Để phòng bệnh thoái hóa gót chân, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Nên đi giày dép phù hợp, có lót đế mềm hay miếng độn giày êm để bảo vệ gót chân và ngân đỡ bàn chân, giảm áp lực lên cân gan chân. Hạn chế mang giày cao gót đối với nữ giới.
  • Nếu xương bàn chân của bạn có dấu hiệu bất thường, hãy mang giày dép chỉnh hình để hạn chế bớt các áp lực lên bàn chân và xương gót.
  • Trước khi tập luyện thể thao, nên khởi động kỹ càng từ 10-15 phút, kéo căng bàn chân 24 lần để các khớp được làm nóng và vận động linh hoạt.
  • Không nên đi bộ hay chạy bộ quá nhiều khi tập thể dục, nên tập luyện với cường độ phù hợp để tránh khiến các khớp xương bị quá tải.
  • Bạn nên ngâm chân trong nước ấm từ 10-20 phút trước khi đi ngủ để thư giản bàn chân av2 giảm đau mỏi cho xương khớp sau một ngày dài hoạt động. Trong khi ngâm chân, nên dùng tay ấn nhẹ và massage đều khắp bàn chân để cải thiện lưu thông máu. Day huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm gan bàn chân cũng là một cách giảm đau và thư giãn chân hiệu quả.

Chú ý những vấn đề trên đây kết hợp với một lối sống khoa học và lành mạnh; ăn uống điều độ, đủ chất; làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn, tránh thừa cân – béo phì và các thoái quen gây hại khác sẽ giúp bạn phòng ngừa thoái hóa gót chân tốt nhất.

Ngày đăng: 11/01/2017 - Cập nhật lúc: 8:32 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?