Nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ có thể bạn chưa biết
Việc bạn ngồi sai tư thế trong một thời gian cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Và thực tế hiện nay có rất nhiều lý do khiến căn bệnh này đang ngày càng gia tăng. Trong đó có những nguyên nhân mà có thể bạn chưa biết và chắc chắn sẽ cảm thấy bất ngờ. Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ sớm, việc tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy sự hình thành căn bệnh này là một hành động vô cùng cần thiết.
7 nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ thường gặp
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7 liên kết với nhau nhờ đĩa đệm. Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng suy thoái các đốt sống vùng cổ do thân đốt, đĩa liên đốt, đĩa đệm, dây chằng… bị tổn thương, hư hại. Thoái hóa đốt cổ thường gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống nhiều người.
Liên quan: Phân tích cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ cùng chuyên gia
1- Sự lão hóa xương khớp do tuổi cao là nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ:
Lão hóa là quy luật của tự nhiên, tuổi càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Khi đó, cột sống bị lão hóa, các thân đốt và đĩa liên đốt ít được tưới máu nên dần bị thoái hóa, khả năng tái tạo sụn kém. Bao xơ đĩa đệm cũng khô giòn và dễ nứt hoặc rách khiến nhân nhầy thoát vị và chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh. Dây chằng quanh khớp phình to, xơ cứng không còn độ đàn hồi như lúc trước, lắng đọng chất vôi dè ép lên rễ thần kinh… Tất các dấu hiệu trên đây cho thấy, hệ thống cột sống cổ đã bị thoái hóa, giảm sức nâng đỡ cơ thể.
2- Làm việc máy vi tính nhiều, ít vận động gây thoái hóa cột sống cổ:
Những người làm công việc văn phòng, thường xuyên sử dụng máy vi tính trong thời gian dài, ít vận động là đối tượng thuộc top những người có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ rất cao. Trong quá trình làm việc, họ thường phải nhìn vào màn hình máy vi tính, vị trí đặt tay lên bàn làm việc chưa phù hợp, vùng cổ gáy ít cử động, dễ bị căng cứng… khiến các bộ phận ở vùng cổ dễ bị thoái hóa.
3- Người lao động nặng, mang vác vật nặng thường xuyên dễ bị thoái hóa đốt sống cổ:
Những người làm công việc sử dụng nhiều động tác ở vùng cổ, đòi hỏi cúi ngửa nhiều như người đi cấy lúa, thợ sơm trần trát vách, diễn viên xiếc, thợ cắt tóc…; người lao động với cường độ cao, làm liên tục, không ngừng nghỉ hay mang vác vật nặng trên đầu có thể khiến cấu trúc của cột sống cổ bị biến đổi. Xương, dây chằng và các cơ đều bị suy yếu dần và bị thoái hóa khớp sớm.
4- Các chấn thương ở cột sống cổ khiến cột sống bị suy yếu:
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chấn thương. Nếu bạn có tiền sử bị chấn thương ở cột sống cổ như bong gân, giãn dây chằng, đau cơ, gãy xương… do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao, té ngã, bị đánh…sẽ khiến các bộ phận ở vùng cột sống cổ dần suy yếu, giảm khả năng chịu lực và dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
5- Sai tư thế sinh hoạt làm ảnh hưởng đến cột sống cổ:
Những người có thói quen nằm ngủ, nằm nghỉ cong cong vẹo vẹo, nằm ngủ bó buộc trong 1-2 tư thế, ít chuyển mình hay nằm gối quá cao, quá mềm, nằm coi ti vi nghiêng ngẹo đầu cổ… cũng khiến xương cột sống cổ bị thay đổi và mắc bệnh.
6- Do di truyền hoặc do các dị dạng bẩm sinh ở cột sống cổ:
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay những người bị dị dạng bẩm sinh ở vùng này thường dễ bị thoái hóa đốt sống cao hơn những người khác. Nguyên nhân là do cấu trúc của cột sống cổ bất thường đẩy nhanh quá trình lão hóa.
7- Chế độ ăn uống không đảm bảo sức khỏe của cột sống:
Điều kiện sống khó khăn, ăn uống thiếu chất là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra sớm hơn. Đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D sẽ khiến xương khớp và cột sống không được nuôi dưỡng tốt, kém độ chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai. Xương khớp sẽ trở nên giòn và nhanh chóng thoái hóa.
Biện pháp phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Nhận biết được các nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp bạn biết cách phòng bệnh hiệu quả. Theo đó, để làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây:
- Phân bố thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc liên tục, gắng sức hay đứng/ngồi một chỗ quá lâu mà nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn, vận động nhẹ nhàng giữa giờ, xoa bóp vùng cổ… để giảm căng thẳng ở vùng cột sống cổ.
- Không mang vác hay đội vật nặng trên đầu; chú ý tư thế sinh hoạt, nằm ngủ ngay ngắn, tránh nằm gối quá cao hoặc quá thấp, nằm ngẹo cổ… Với những người làm công việc đặc thù như nhân viên văn phòng phải sử dụng máy tính thường xuyên, bạn không nên ngồi ghế quá cao hay quá thấp. Nên dùng máy tính có màn hình lớn và không đặt màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Đồng thời nên thực hiện các bài tập vận động cổ vai gáy hay tập vươn vai trong những lúc nghỉ giữa giờ.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để tránh giúp xương khớp chắc khỏe, tránh các chấn thương ở cột sống, làm chậm tiến trình thoái hóa cột sống cổ.
Bạn nên xem :
Ngày đăng: 08/12/2016 - Cập nhật lúc: 8:12 AM , 05/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!