Nguyên nhân gây đau khớp gối chân là gì? Làm sao chữa trị?

Tình trạng đau khớp đầu gối do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là do chấn thương hoặc do mắc các bệnh lý về xương khớp xảy ra ở đầu gối. Hãy cùng thoaihoakhop.net điểm mặt các nguyên nhân gây đau khớp gối chân thường gặp và đi tìm giải pháp chữa trị hiệu quả khi chúng ta gặp phải rắc rối này.

2 nguyên nhân gây đau khớp gối không nên xem nhẹ

1. Chấn thương chính là nguyên nhân bị đau khớp gối phổ biến nhất

Chấn thương là được cho là thủ phạm chính gây ra các vấn đề ở đầu gối, trong đó có đau khớp gối. Tình trạng thương tích có thể xảy ra đột ngột ở đầu gối khi bộ phận này phải chịu một cú va chạm mạnh trực diện hoặc do động tác xoắn đầu gối được thực hiện quá nhanh. Các triệu chứng đau, thâm tím, hoặc sưng có thể phát triển trong vòng vài phút sau chấn thương. Thần kinh hoặc mạch máu cũng có thể bị chèn ép hoặc bị tổn thương. Lúc này người bệnh không chỉ có cảm giác đau đầu gối mà còn bị tê yếu chân, ớn lạnh trong người, mệt mỏi. Các chấn thương cấp tính ở khớp gối bao gồm:

Nguyên nhân gây đau khớp gối do gặp chấn thương khi chơi thể thao

Các vận động viên thể thao rất dễ bị chấn thương gây đau khớp gối

  • Bong gân, đứt dây chằng chéo trước hay các vấn đề ở dây chằng chéo sau
  • Tràn dịch khớp gối: Chỉ tình trạng lượng dịch trong khớp gối tăng nhiều hơn so với bình thường gây đau và sưng viêm đầu gối.
  • Nứt xương: Các vết nứt ở phần trên của xương đùi hoặc phần dưới của xương chày thường xảy ra ở những người bị tai nạn giai thông hoặc té ngã mạnh.
  • Trật khớp gối: Đây là nguyên nhân đau khớp gối chân xảy ra khi các đầu xương ở khớp gối bị trật ra khỏi ổ khớp.
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm là phần sụn nằm giữa xương chày và xương đùi. Những miếng sụn này có thể bị rách từ từ do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc rách đột ngột do tham gia các môn thể thao phải cử động đôi chân với cường độ nhiều.
  • Viêm bao hoạt dịch- bộ phận chứa chất lỏng để tạo độ nhờn cho khớp hoạt động trơn tru
  • Gãy xương: Mọi xương cấu tạo nên khớp gối đều có thể bị gãy. Trong đó hay gặp nhất là xương bánh chè.
  • Viêm gân: Chấn thương này rất hay xảy ra ở những vận động viên tham gia bộ môn nhảy.
  • Hội chứng dải chậu chày: Hiện tượng này xảy ra khi phần dải chậu chày thường xuyên bị cọ sát vào mặt ngoài của khớp gối.

2. Nguyên nhân gây đau khớp gối do bệnh lý

Một số bệnh lý xảy ra ở đầu gối cũng trở thành nguyên nhân đau đầu gối chân, hay nói một cách khác đau khớp gối chính là biểu hiện của các căn bệnh này. Dưới đây là danh sách các bệnh về khớp gối thường gặp:

  • Thấp khớp cấp: Bệnh thường xảy ra ở trẻ em sau một đợt nhiễm khuẩn cấp ở ở tai mũi họng hay ở tay chân… Vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong khớp gối khiến trẻ bị bệnh.
  • Thoái hóa khớp gối: Do khớp gối thường xuyên phải di chuyển theo nhu cầu đi lại của con người và nó cũng đồng thời phải gánh chịu toàn bộ trong lực của cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa. Theo thời gian lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn làm tăng lực ma sát giữa các đầu xương, gây đau và sưng đầu gối.

Nguyên nhân gây đau khớp gối do bị thoái hóa khớp

  • Viêm đa khớp dạng thấp: Là một căn bệnh tự miễn không chỉ ảnh hưởng đến đầu gối mà còn xảy ra cùng lúc ở nhiều khớp khác trên cơ thể.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh thường đi kèm với triệu chứng sốt, sưng đau và nóng đỏ tại khớp gối.
  • Bệnh gout: Bệnh xảy ra khi axit uric kết tủa thành các tinh thể bám xung quanh khớp gối. Đây là căn bệnh viêm khớp mãn tính khó chữa và có nhiều biến chứng. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan với nguyên nhân gây đau khớp gối này.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối giúp nhận biết sớm bệnh

Đau khớp gối chân làm sao chữa trị?

Việc điều trị bệnh đau khớp gối chân sẽ được điều chỉnh một cách linh hoạt dựa theo nguyên nhân gây đau và triệu chứng cụ thể bệnh nhân đang gặp phải. Trong trường hợp bị bong gân hoặc đau đầu gối do vận động quá mức thì bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi nhiều, chườm đá lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau và giúp khớp gối hồi phục dần.

Người bệnh có thể cần đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau ( Paracetamol, Aspirin, Efferalgan,…) trong trường hợp bị đau nặng; Thuốc kháng viêm ( Dexamethasone, Alphachymotrypsin, lbuprofen… ) khi khớp gối có biểu hiện viêm, sưng; Thuốc co giãn cơ Decontractyl , Cyclobenzaprine, Eperisone giúp ngăn chặn tình trạng co cứng khớp xảy ra khi mắc các bệnh lý về khớp gối.

Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối

Một bệnh nhân đang được vật lý trị liệu chữa đau khớp gối

Trong một số trường hợp, bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu như đắp paraphin, chiếu hồng ngoại, dùng tia laser, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu. Các phương pháp trên tỏ ra khá hiệu quả trong việc giảm đau, kích thích lưu thông máu giúp khớp gối phục hồi nhanh hơn. Người bệnh cần đến các phòng tập vật lý trị liệu để được chuyên viên hướng dẫn thực hiện đúng cách.

Nếu bị rách hoặc các thương tích khác ở đầu gối do chấn thương, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nẹp cố định khớp gối, nắm khớp gối trở về đúng vị trí khi bị trật khớp hoặc phẫu thuật để điều trị các bệnh lý liên quan. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần phải nhờ đến sự trợ giúp của nạng và xe lăn trong một thời gian nhất định trước khi khớp gối phục hồi khả năng vận động như ban đầu.

Bên cạnh những giải pháp trên người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát tốt cân nặng, đi lại và tập luyện nhẹ nhàng vừa sức giúp tổn thương ở khớp gối nhanh phục hồi. Việc điều trị đúng nguyên nhân gây đau khớp gối sẽ giúp bạn mau chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu này.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Ngày đăng: 15/03/2018 - Cập nhật lúc: 4:36 AM , 15/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?