Người bị thoái hóa khớp nên uống thuốc gì ?

Để điều trị bệnh thoái hóa khớp đạt hiệu quả, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc phù hợp. vậy, người bị thoái hóa khớp nên uống thuốc gì ? Có nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp bao gồm thuốc Tây y, thuốc đông y, thuốc Nam. Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ và thầy thuốc chỉ định để chữa trị bệnh thoái hóa khớp, bệnh nhân có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp chữa bệnh này.

Người bị thoái hóa khớp nên uống thuốc gì ?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, chủ yếu là do tiến trình lão hóa của cơ thể. Thoái hóa khớp dẫn đến mất sụn và các tế bào dưới sụn, kéo theo sự hình thành các tổ chức gai xương, biến dạng khớp. Thoái hóa có thể xảy ra ở các khớp gối, khớp háng, khớp cố chân, khớp cổ tay, khớp vai hay cột sống (đĩa đệm hoặc các khớp liên mấu đốt sống ở cột sống cổ, ngực, lưng).

Việc điều trị thoái hóa khớp có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp như điều trị bằng y học hiện đại (dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu hoặc điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật), điều trị theo y học cổ truyền (dùng thuốc Đông y, thuốc Nam kết hợp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…) hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để mang đến hiệu quả cao nhất. Dưới đây là các loại thuốc trị thoái hóa khớp được sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Điều trị thoái hóa khớp với thuốc Tây y

  • Thuốc điều trị cho tác dụng nhanh

– Thuốc giảm đau Paracetamol, Tramadol chỉ định khi bệnh nhân đau nhiều, sử dụng ngắn ngày.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac, Piroxicam, Etoricoxia.

– Thuốc giãn cơ mydocalm, myonal

– Thuốc bôi ngoài da Voltaren Emugel, dùng từ 2-3 lần trong ngày giúp giảm đau khớp đáng kể.

– Thuốc tiêm nội khớp như Hydrocortison acetat, Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate, Acid hyaluronic (AH). Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, tránh lạm dụng thuốc.

+ Hạn chế: chỉ có tác dụng giảm đau, giảm viêm, không cải thiện được tình trạng sụn.

+ Tác dụng phụ: có khả năng gây viêm loét đường tiêu hóa.

  • Thuốc điều trị cho tác dụng chậm

– Glucosamine sulfate: 

+ Công dụng:

Sửa chữa các mô sụn bị hư hỏng, phục hồi cấu trúc sụn khớp, ức chế các tác nhân gây phá hủy sụn khớp, cải thiện khả năng hấp thu canxi của xương, chống thoái hóa sụn xương, tăng cường sản xuất và nâng cao chất lượng dịch khớp, giảm khô khớp.

Chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp, viêm quanh khớp, gãy xương, loãng xương, viêm khớp cấp và mạn tính.

+ Tác dụng phụ:

Nhiều ý kiến cho thấy dùng glucosamin quá liều có thể gây tổn hại đến tế bào tuyến tụy, tăng nguy cơ bị tiểu đường.

– Hyaluronat sodium (hyazin):

+ Công dụng:

Ức chế sự phân hủy và thúc đẩy sinh tổng hợp tế bào sụn khớp, giảm đau, kháng viêm.

Được chỉ định trong trường hợp sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) không mang đến hiệu quả tốt. Không được sử dụng cho viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc da tại chỗ tiêm bị nhiễm khuẩn.

+ Tác dụng phụ:

Gây đau tại chỗ tiêm, sưng đỏ nhẹ và không kéo dài.

– Chondroitin sulfate:

+ Công dụng:

Chống viêm, kích thích sự tổng hợp sụn khớp, giảm lão hóa tế bào sụn, ức chế tổng hợp các chất phá hủy sụn, bảo vệ sụn khớp, chống thoái hóa sụn.

Chỉ định trong viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, viêm gân, viêm hoạt dịch, bệnh gout…

+ Tác dụng phụ:

Ít gây tác dụng phụ, trường hợp dùng quá liều có thể gây nhức đầu, buồn nôn, rụng tóc, đau khớp khi cử động nhưng nếu ngưng thuốc sẽ chấm dứt.

Các thuốc điều trị tác dụng chậm thường được sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh để phục hồi, tái tạo và bảo vệ các tổ chức sụn khớp, hoạt dịch, từ đó tăng cường hiệu quả điều trị.

Bạn nên xem: Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp phổ biến nhất 2017

2. Người bị thoái hóa khớp nên uống thuốc Đông y

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang

  • Thành phần bài thuốc:

Độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, đỗ trọng(Bắc) 12g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, ngưu tất (Bắc) 12g, sinh địa 12g, phòng phong 10g, bạch thược 10g, phục linh 10g, tần giao 8g, xuyên khung 8g, quế chi 4g, tế tân 4g, cam thảo(Bắc) 4g.

  • Cách sử dụng:

Mỗi ngày sắc uống 1 thang theo chỉ định của thầy thuốc.

  • Công dụng:

Trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, bổ huyết, bồi dưỡng can thận.

  • Hạn chế:

Ít gây tác dụng phụ, hiệu quả chậm, thời gian điều trị kéo dài.

3. Uống thuốc Nam chữa thoái hóa khớp

  • Thành phần bài thuốc:

18g sinh địa, 12g cỏ xước, 12g cây mắc cỡ, 12g hà thủ ô, 12g thổ phục linh, 10g lá lốt, 10g sài đất, 8g thiên niên kiện, 8g quế chi.

  • Cách dùng:

Đem các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm sắc với nước uống hết trong ngày, Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

  • Công dụng:

Giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

  • Hạn chế:

Ít gây tác dụng phụ nhưng thời gian điều trị kéo dài.

Để lựa chọn được loại thuốc điều trị thoái hóa khớp phù hợp với tình trạng bệnh của mình, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa/thầy thuốc thăm khám cụ thể và chẩn đoán chính xác. Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh gây hậu quả không mong muốn.

THAM KHẢO THÊM:

Ngày đăng: 22/02/2017 - Cập nhật lúc: 8:23 AM , 07/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?