Ngồi vắt chéo chân tiềm ẩn nguy cơ bị thoái hóa khớp

Ngồi vắt chéo chân là một thói quen xấu có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thường xuyên ngồi vắt chéo chân không chỉ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, cột sống và xương chậu mà còn kéo theo các bệnh lý về thần kinh và huyết áp.

Ngồi vắt chéo chân tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi (từ 40 tuổi trở lên) bởi các nguyên nhân như lão hóa khớp do tuổi tác cao, do di truyền, chấn thương khớp, khớp bị các dị dạng bẩm sinh, tăng áp lực khớp do hoạt động quá mức… Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ người trẻ ở độ tuổi 30 bị thoái hóa khớp ngày càng cao mà một trong những nguyên nhân không ngờ đến là do thói quen ngồi vắt chéo chân.

Khi ngồi vắt chéo chân trong một thời gian dài, hai chân bị chèn ép khiến việc vận chuyển máu nuôi khớp bị cản trở. Tư thế ngồi chân này vắt chéo lên chân kia khiến một bên chân phải chịu áp lực của chân còn lại, xương bánh chè sẽ cọ sát với các xương khác sẽ gây đau vùng khớp đầy gối. Với những người đang bị đau khớp gối mà còn có thói quen ngồi vắt chéo chân thì sẽ càng gây đau nặng hơn, lâu ngày khiến sụn khớp bị thoái hóa và dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp gối.

Những người hay ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng đau lưng, vẹo cột sống, tổn thương đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, sự mất cân đối ở vùng xương chậu do tư thế ngồi chéo chân cũng sẽ khiến bắp đùi trong ngắn lại, bắp đùi ngoài lại dài ra, dẫn đến nguy cơ trật khớp.

 Thoái hóa khớp – Mối nguy hại rình rập giới văn phòng

Những tác hại khác khi ngồi vắt chéo chân

1- Tê liệt dây thần kinh hoặc bại liệt

Ngồi vắt chéo chân quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông, bị ứ đọng và sinh ra các chất axit có hại hoặc làm tê liệt dây thần khiến chân bị tê buốt . Chưa kể, máu huyết bị đình trệ sẽ tạo ra các cục máu đông trong mạch máu, khiến cho mắt cá chân và chân bị phù nề. Nếu không thay đổi thói quen xấu này có thể dẫn đến tê liệt tạm thời hoặc tê liệt một thời gian dài, bại liệt.

2- Bệnh huyết áp và giãn tĩnh mạch

Khi bạn ngồi vắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài cũng có thể gây rối loạn tuần hoàn, khiến huyết áp tăng cao. Một trong những tác hại có thể nhân thấy rõ khi chân bị chèn ép, khi huyết không được lưu thông là tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân. Các tĩnh mạch nhỏ nổi như hình mạng nhện ngay dưới bề mặt da rất mất thẩm mỹ. Thậm chí còn gây phù thũng chân dưới và làm vết thương khó lành.

3- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Nam giới có thói quen ngồi vắt chéo chân thường xuyên và liên tục không chỉ dễ mắc bệnh thoái hóa khớp và cột sống mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tư thế này khiến cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng lên. Từ đó, tác động xấu đến sự hình thành các tinh binh.

Ngồi như thế nào cho đúng?

Tư thế ngồi tốt nhất là thả lỏng hai chân, đặt 2 bàn chân chạm sàn nhà, bắp bùi vuông góc với cẳng chân để cân bằng trọng lượng cơ thể. Nếu muốn thay đổi tư thế, bạn chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên, đung đưa chân trong vài phút hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắc cá. Đồng thời, chú ý điều chỉnh độ cao của ghế ngồi và đệm tựa lưng, có thể kê thêm miếng lót gỗ kê chân cho phù hợp.

Với nhân viên văn phòng, vì công việc đòi hỏi phải ngồi làm việc trong thời gian dài thì ngoài việc áp dụng theo tư thế được hướng dẫn trên đây, bạn nên điều chỉnh các vị trí khác trên cơ thể để hạn chế mỏi cơ, mỏi khớp. Cụ thể:

  • Bạn nên giữ vai ngay ngắn.
  • Ngồi thẳng lưng
  • Xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước
  • Đặt khuỷu tay vuông góc, cẳng tay song song với mặt bàn làm việc.
  • Không cong cổ tay khi gõ bán phím để tránh chèn ép dây thần kinh cổ tay.

Ngày đăng: 01/08/2017 - Cập nhật lúc: 8:20 AM , 07/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?