Mẹo giúp giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người già
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Thay vì chờ đến khi nào mắc bệnh mới tìm cách đối phó, người cao tuổi nên tự chủ động phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ cho mình bằng cách ham khảo các mẹo giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người già sau đây.
Mẹo giúp giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người già
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mạn tính do tổn thương thoái hóa thân đốt sống, đĩa đệm nằm giữa đốt sống và các dây chằng cột sống, gây đau nhức và hạn chế vận động cột sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ rất phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa cơ thể diễn ra mạnh mẽ khiến đốt sống bị thoái hóa nhanh chóng và kéo theo hàng loạt các biến chứng như thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh, vôi hóa đốt sống, hình thành gai cột sống, biến dạng cột sống…Ngoài nguyên nhân chính là do sự lão hóa cơ thể khi tuổi tác cao thì chấn thương cột sống cổ, tính chất công việc, mắc bệnh về cột sống, bênh béo phì, tiểu đường, suy cận giáp hay chế độ dinh dưỡng không đầy đủ… cũng gây tác động lên cột sống và dẫn đến thoái hóa.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:
Để phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người già cần chú ý những điều sau đây:
1. Tập luyện cơ cổ
Tập luyện cơ cổ thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu đến nuôi dưỡng vùng cổ và não bộ, giúp ngăn ngừa các cơn đau nhức và đảm bảo dinh dưỡng nuôi cơ xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ.
Người cao tuổi có thể thực hiện một số động tác luyện tập cơ cổ hàng ngày như cúi ngửa cổ, nghiêng cổ sang trái, sang phải, xoay cổ hoặc tham khảo bài tập đơn giản sau:
Đặt 2 tay phía sau gáy, đầu và cổ dồn lực ngã về phía sau, đồng thời hay tay dùng lực đẩy về phía trước đối kháng với lực ở đầu cổ. Duy trì tư thế này từ 2-3 phút rồi lặp lại bài tập 10-20 lần. Mỗi ngày tập 3-5 lần.
2. Luyện tập thể dục thể thao
Người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên ở mức độ từ nhẹ nhàng đến vừa phải mỗi ngày để tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển, giảm co cứng cột sống và thu giãn cột sống. Các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, yoga, tập thái cực quyền… rất có ích cho cột sống, được các chuyên gia và bác sĩ cơ xương khớp đánh giá cao trong việc phòng ngừa và điều trị thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng.
3. Chú ý tư thế sinh hoạt
Tư thế sinh hoạt, làm việc không phù hợp kéo dài ngày này qua tháng nọ có thể khiến cột sống chịu áp lực, bị quá tải và dễ tổn thương, bị thoái hóa sớm. Vì vậy, người cao tuổi nên hạn chế nâng, vác, khiêng vật nặng; giữ đúng tư thế cả khi ngồi, đứng hay nằm ngủ, đứng ngồi thẳng lưng, nằm ngủ không nên kê gối quá cao, nằm xem ti vi nên tựa cổ và lưng cố định vào phía sau lưng ghế, không nằm nghiêng vẹo cổ về một bên…
4. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phầm chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E như rau xanh, các loại củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và trao đổi chất. Bố sung vitamin D và canxi hàng ngày để nuôi dưỡng cột sống chắc khỏe. Người cao tuổi cũng có thể bổ sung các hoạt chất sinh học như Glucosamine, Chondroitin, MSM, Collagen Type II… để nuôi dưỡng sụn khớp, giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp.
5. Điều trị dứt điểm các bệnh cột sống
Một số căn bệnh về cột sống như viêm đốt sống đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, dị dạng cột sống, đau thần kinh tọa,… có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống tăng nhanh hơn. Vì vậy, khi nhận thấy những triệu chứng bất thường ở cột sống, người cao tuổi cần nhanh chóng đi khám và điều trị dứt điểm để ngăn chặn nguy cơ thoái hóa cột sống.
Ngày đăng: 17/03/2017 - Cập nhật lúc: 10:50 AM , 07/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!