Mẹo điều trị thoái hóa khớp cổ chân theo dân gian

Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những căn bệnh thoái hóa khớp ngày càng trở nên phổ biến. Ở giai đoạn đầu khi bệnh thoái hóa khớp cổ chân mới xuất hiện, các triệu chứng thoái hóa tương đối nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo điều trị thoái hóa khớp cổ chân theo dân gian để cải thiện tình hình.

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và hủy hoại sụn khớp và xương dưới sụn ở cổ chân. Tình trạng này kéo dài khiến sụn khớp bị ăn mòn, chất dịch nuôi dưỡng sụn và bôi trơn ổ khớp suy giảm dẫn đến khô khớp, làm lộ ra hai đầu xương dưới sụn và cọ sát trực tiếp với nhau khi hoạt động cổ chân, gây đau nhức khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động khớp cổ chân.

Người bị biến dạng khớp cổ chân bẩm sinh, hoạt động khớp cổ chân quá nhiều, mắc bệnh lý mạn tính ở khớp cổ chân ( viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gút…), chấn thương nhiều lần ở cổ chân do chơi thể thao hay tai nạn nghề nghiệp (cầu thủ bóng đá, vận động viên bóng chuyền, vận động viên quần vợt, vận động viên điền kinh, diễn viên múa, vũ công…)… có thể gây mất cân bằng giữa khớp và dây chằng, hủy hoại sụn khớp từ từ và dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân.

Người bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường có các triệu chứng sau đây:

  • Đau ở vùng khớp cổ chân, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc khi bệnh nhân hoạt động cố sức, khi dùng tay ấn lên khớp cổ chân hay khi khớp bị va đập mạnh.
  • Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Có thể xuất hiện các phản ứng viêm như sưng, nóng, đỏ ở cổ chân.
  • Một số trường hợp thoái hóa khớp cổ chân có thể kéo theo hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân khiến bệnh nhân đau cả ngày cả đêm.
  • Đau khớp khiến biên độ hoạt động của khớp bị ảnh hưởng, bệnh nhân thấy cứng khớp và vướng víu ở khớp cổ chân khi vận động.
  • Đau khớp kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ, biến dạng khớp cổ chân, hạn chế sự vận động cổ chân, thậm chí gây tàn phế.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Mẹo điều trị thoái hóa khớp cổ chân theo dân gian

Ở giai đoạn đầu khi bệnh thoái hóa khớp cổ chân mới xuất hiện, các triệu chứng thoái hóa tương đối nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo điều trị thoái hóa khớp cổ chân theo dân gian để cải thiện tình hình.

1/Điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng thuốc uống và thuốc đắp 

♦Thuốc uống:

  • Cách 1: Đem 5-10g lá lốt đã phơi khô hoặc15-30g lá lốt tươi sắc với 2 chén nước còn lại nửa chén để uống sau khi ăn tối. Dùng thuốc liên tục 10 ngày sẽ thấy giảm đau nhức, trị thoái hóa cổ chân.
  • Cách 2: Cho 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ vòi voi đã được cắt nhỏ và sao vàng vào ấm sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén, chia thành 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài 1 tuần, cần uống nhiều liệu trình để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

  • Cách 3: Chọn lấy khoảng 30g cành nhỏ giáp với lá của cây đinh lăng đem thái nhỏ, sao vàng rồi sắc với nước uống.
  • Cách 4: Đem rau cần ta tươi rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày, có thể thêm đường để uống.
  • Cách 5: Ép bắp cải lấy nước uống hàng ngày.

♦Thuốc đắp:

  • Cách 1: Đem ngải cứu trắng rửa sạch và trộn với muối hạt, hãm với nước sôi rồi để nguội bớt thì đắp lên vùng khớp cổ chân bị sưng đau. Cách này giúp giảm đau khớp và giảm sưng khớp rất hay.
  • Cách 2: Dùng 20g hoa đinh hương và 12g long não đem ngâm trong 250 ml cồn 90 độ trong 7 ngày 7 đêm. Sau đó lọc lấy nước thuốc, bỏ xác thuốc. Mỗi ngày dùng thuốc này xoa bóp lên khớp cổ chân 2 lần.
  • Cách 3: Đem 250g vỏ quả bưởi và 30g gừng tươi băm hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên vùng khớp cổ chân để giảm đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

2/Điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng món ăn bài thuốc

♦ Canh mướp tươi nấu đậu phụ

Cho 250g mướp tươi nấu canh với 250g đậu phụ, nêm gia vị vừa đủ rồi ăn nóng trong ngày.

Tác dụng: Giảm đau nhức, sưng, nóng, đỏ khớp cổ chân ở giai đoạn đầu.

♦ Đậu xanh, ý dĩ nhân nấu bách hợp

Đem 100g bách hợp tách cánh và xé bỏ màng trong, bóp với chút muối rồi rửa sạch để bớt đắng. Sau đó, đem 25g đậu xanh và 50g ý dĩ nhân rửa sạch, cho vào nồi đun sôi trên lửa nhỏ đến khi đậu nhừ thì cho bách hợp vào nấu đến khi nào đặc lại thì tắt bếp. Ăn nóng ngày 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 1 chén nhỏ, có thể cho thêm đường để dễ ăn.

Tác dụng: Chữa đau và sưng, nóng, đỏ khớp kéo dài.

Ngày đăng: 24/03/2017 - Cập nhật lúc: 7:20 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?