Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi thay khớp háng

Sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, để khớp được phục hồi tốt và tránh nguy cơ biến chứng, việc chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân tập luyện sau mổ đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi thay khớp háng để đạt kết quả như mong muốn.

Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Khớp háng là một trong những khớp quan trọng của cơ thể tham gia vào quá trình vận động. Chính vì vậy, khớp háng cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp rất cao. Khi bị thoái hóa khớp háng hoặc các bệnh lý khớp háng ở mức độ nặng mà các phương pháp điều trị khác không mang đến hiệu quả, bệnh nhân sẽ được xem xét và chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp háng và giúp duy trì chức năng của khớp háng.


Khớp háng nhân tạo bao gồm hai phần là 1 ổ cối được gắn chắc với xương chậu và 1 chỏm hình cầu gắn với xương đùi. Khớp háng nhân tạo có biên độ vận động khá tốt và được cố định chắc chắn với xương chậu và xương đùi sau khi phẫu thuật. Tổn thương ở khớp háng (thoái hóa khớp) khiến hệ thống cơ, dây chằng và bao khớp xung quanh bị suy yếu nên nguy cơ trật khớp háng nhân tạo sau khi phẫu thuật khoảng 6 – 8 tuần là rất cao nếu không chú ý các tư thế sinh hoạt và luyện tập. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải các biến chứng dưới đây sau khi thay khớp háng nhân tạo:

  • Viêm tắc tĩnh mạch sâu hình thành máu đông ở lòng mạch.
  • Nhiễm khuẩn nông ở vết mổ hoặc sâu trong khớp.
  • Tổn thương dây thần kinh tọa.
  • Lỏng khớp, so le chi.
  • Cứng khớp
  • Tổn thương mạch máu, gãy xương
  • Tử vong sau khi thay khớp.

Do đó, nếu hệ thống cơ, dây chằng và bao khớp xung quanh càng khỏe thì khả năng phục hồi và duy trì sự vận động của khớp háng càng cao, tránh được các biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng.

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi thay khớp háng

Để đề phòng các biến chứng sau khi thay khớp háng, người bệnh cần tuân thủ thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ điều trị. Đồng thời, người nhà bệnh nhân cũng cần phải hết sức lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi thay khớp háng như sau:

1. Giai đoạn sau mổ:

  • Cho bệnh nhân nằm trên giường được kê cao sao cho khi ngồi thì khớp háng không bị gập quá 90 độ.
  • Kê gối nhỏ giữa hai chân bệnh nhân khi nằm để tránh khép háng.
  • Giúp bệnh nhân tập ngồi trên giường.
  • Cho bệnh nhân tập cử động nhẹ nhàng ở tay và chân lành, tập thở bụng, tập gồng cơ đùi và cổ chân bên chân thay khớp. Tập đi tiểu với ống thông tiểu.
  • Trong hai tuần đâu sau khi phẫu thuật thì không nên để bệnh nhân ngồi trên giường hoặc trên ghế và vươn người về trước.

2. Giai đoạn tập luyện phục hồi khớp háng

  • Chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân thoái hóa khớp háng tập luyện theo chương trình tập mà bác sĩ chỉ định.
  • Cho bệnh nhân tập một số bài giúp làm khỏe cơ và giúp khớp nhân tạo trở nên linh hoạt như tập cơ mông, tập gấp gối và háng, tập khép và dạng háng, duỗi háng, tập cơ tứ đầu, tập khớp cổ chân, tập ngồi dậy, buông chân xuống giường, gập gối và háng, dang chân nhẹ.
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập đi bộ bình thường với khớp háng mới như đi bộ khoảng 100m, lên xuông cầu thang.. Nếu có bất thường phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Giúp bệnh nhân tập đứng với khung hoặc nạng hỗ trợ.

  • Người nhà chườm nóng hoặc lạnh từ 15-20 phút để giúp người bệnh giảm đau và sưng khớp hoặc giãn cơ, tăng độ linh hoạt cho khớp.
  • Bác sĩ phẫu thuật cần phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn quá trình tập luyện của người bệnh.
  • Đưa bệnh nhân tái khám đúng hẹn ( 4 tuần khám 1 lần).

Bạn nên xem: Bài tập phục hồi cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng

Những điều nên và không nên trong quá trình tập luyện phục hồi khớp háng:

*Không nên:

  • Ngồi ghế quá thấp hoặc quá mềm.
  • Đứng quá lâu.
  • Mang vật nặng
  • Nằm nghiêng bên phía chân có khớp vừa thay.
  • Xoay người bất thình lình, đột ngột.
  • Ngồi trên bàn cầu cao hoặc quá thấp đi khi đi vệ sinh.
  • Ngồi xồm, ngồi xếp bằng, ngồi bắt chéo chân, ngồi hoặc nằm võng, quỳ gối, cúi người.

* Nên:

  • Đặt gối giữa hai chân bệnh nhân khi ngủ nhất là sau khi mổ.
  • Đi tất và giày cho người bệnh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi lên kế hoạch giảm cân cho bệnh nhân béo phì, khi quan hệ vợ chồng, hoặc khi đi công tác xa hay tiến hành cuộc phẫu thuật khác.

Việc chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân tập luyện sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc phẫu thuật. Nếu được tập luyện đúng phương pháp, bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi chức năng của khớp háng và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Bênh cạnh đó, người bệnh cũng cần ghi nhớ những điều nên và không nên làm để tránh nguy cơ trật khớp, gãy xương hay các biến chứng nguy hiểm khác sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng.

Bài viết bổ ich cho bạn:

Ngày đăng: 27/02/2017 - Cập nhật lúc: 3:54 AM , 05/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?