Khớp ngón tay giữa bị đau có phải bị thoái hóa ?

Đau khớp ngón tay giữa không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng liệu khớp ngón tay giữa bị đau có phải bị thoái hóa hay không? Rất nhiều người gặp phải tình trạng này cảm thấy rất băn khoăn và lo lắng cho sức khỏe của mình. Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này và biết cách phòng chống bệnh tốt hơn.

Khớp ngón tay giữa bị đau có phải bị thoái hóa ?

khop-ngon-tay-giua-bi-dau-co-phai-bi-thoai-hoa-3

Khớp ngón tay giữa bị đau là hiện tượng sưng đau hoặc có thể kèm theo tấy đỏ ở khớp ngón tay giữa. Đau khớp ngón tay giữa thường tiến triển chậm với những cơn đau nhức nhẹ rồi biến mất chỉ sau vài ngày. Sau đó, bệnh tiến triển nhanh hơn, tái phát và gây đau dữ dội hơn, kéo dài trong một khoảng thời gian, gây ảnh hưởng đến sự vận động của ngón tay giữa và gây khó khăn khi sinh hoạt.

Những người làm công việc văn phòng, thường xuyên sử dụng máy vi tính, dùng chuột, gõ bàn phím thường hay bị đau khớp ngón tay giữa hơn những người khác. Ngoài ra, tài xế , người làm công việc nội trợ hoặc sử dụng các ngón tay bàn tay quá nhiều cũng có nguy cơ bị đau khớp ngón tay giữa rất cao, nhất là phụ nữ.

Vậy, khớp ngón tay giữa bị đau có phải bị thoái hóa khớp? Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp ngón tay giữa. Ngoài yếu tố công việc thì khớp ngón tay giữa bị đau có thể là do các bệnh lý sau đây:

  • Viêm khớp ngón tay giữa: Đây được coi là nguyên nhân đầu tiên khiến ngón tay giữa bị sưng, đau. Viêm khớp ngón tay giữa hình thành có thể là do chấn thương khớp ngón giữa, làm việc với ngón tay giữa quá nhiều dẫn đến tổn thương khớp.

  • Bệnh lý ở cổ tay: Một số bệnh lý ở cổ tay như hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain.. có thể khiến dây chằng bị sưng viêm, căng cứng và chèn ép lên các dây thần kinh giữa làm khớp ngón tay giữa bị đau.
  • Viêm khớp dạng thấp: Một trong những khớp dễ bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp chính là các chi nhỏ như khớp bàn chân, ngón chân, bàn tay, ngón tay, bao gồm khớp ngón tay giữa. Nếu bạn bị đau khớp ngón tay giữa của cả hai tay, kèm theo cứng khớp vào buổi sáng, rất có khả năng bạn bị viêm khớp dạng thấp.
  • Thoái hóa khớp: Sử dụng ngón tay giữa quá nhiều, chấn thương khớp ngón tay giữa cùng với sự lão hóa xương khớp do tuổi tác tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO

Khớp ngón tay giữa bị đau khắc phục bằng cách nào?

Khi bị đau khớp ngón tay giữa do làm việc với ngón tay quá nhiều, đau nhức thông thường, bạn có thể xoa bóp ngón tay giữa và nghỉ ngơi, hạn chế vận động bàn tay, ngón tay trong một khoảng thời gian để giảm đau nhức và giúp ngón tay được hồi phục. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm nóng lạnh, ngâm tay vào nước ấm có pha giấm, pha thảo dược hoặc ngâm tay với nước gừng ấm, nước lá lốt, nước ngải cứu… để giảm đau nhức.

khop-ngon-tay-giua-bi-dau-co-phai-bi-thoai-hoa-2

Nếu sau 1 tuần, cơn đau lại tái phát với mức độ nặng hơn, đau nhói, đau buốt, đau dữ dội ở ngón tay giữa kèm theo sưng tấy đỏ, đau khi về đêm… gây ảnh hưởng đến khả năng cử động ngón tay, cầm nắm đồ vật thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra cụ thể và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Đối với trường hợp khớp ngón tay giữa bị đau do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… thì cần phải được điều trị bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu hoặc thực hiện phẫu thuật trong trường hợp khớp ngón tay giữa tổn thương nghiêm trọng.

Để phòng ngừa đau khớp ngón tay giữa, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Với những người làm công việc dùng ngón tay giữa thường xuyên như dùng máy vi tính, lái xe, làm nội trợ, công nhân may… thì cần tạo thói quen nghỉ ngơi để bàn tay, ngón tay được thư giãn, không chịu quá nhiều áp lực gây tổn thương đến khớp xương.
  • Ăn uống điều độ và sinh hoạt lành mạnh, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, chất đạm, bổ sung omega 3, canxi, vitamin B, vitamin D và các chất cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp; hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá để tránh làm thất thoát xương, loãng xương…
  • Khởi động tay kỹ trước khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá (thủ môn)… để làm nóng khớp tay, tăng sự linh hoạt cho các ngón tay.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ… để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nâng cao sức khỏe cho xương khớp.

Ngày đăng: 12/02/2017 - Cập nhật lúc: 8:19 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?