Khớp háng phát ra tiếng kêu khi di chuyển có nguy hiểm không ?

Những âm thanh bất thường phát ra từ khớp háng khi di chuyển khiến không ít người cảm thấy hoang mang không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự, hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn và bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn nhé!

Khớp háng phát ra tiếng kêu khi di chuyển là triệu chứng bệnh gì?

Khi di chuyển hoặc cử động khớp phát ra tiếng kêu được coi là triệu chứng phổ biến của bệnh khô khớp, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây khô khớp được cho là do sự suy giảm chức năng khớp theo tuổi tác hoặc do các chấn thương khớp trong quá trình lao động, vận động, chơi thể thao khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dịch khớp tiết ra ngày càng ít làm thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.

khop-hang-phat-ra-tieng-keu-khi-di-chuyen-co-nguy-hiem-khong-1

Khớp háng phát ra tiếng kêu khi di chuyển là biểu hiện của tình trạng khô khớp háng, một trong những dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp háng. Khi dịch khớp háng bị suy giảm sẽ gây khô khớp khiến sụn khớp bị bào mòn nhanh hơn, gây rách bao sụn và biến dạng các tổ chức dưới sụn. Các đầu xương dưới sụn không được sụn khớp bảo vệ và không có dịch khớp bôi trơn dẫn đến tăng ma sát khi cử động khớp và phát ra những tiếng kêu lục cục, lạo xạo. Tình trạng khô khớp háng còn góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa và dẫn đến sưng viêm, khuyết xương, hình thành gai xương, gây đau nhức và gây hạn chế vận động khớp.

khop-hang-phat-ra-tieng-keu-khi-di-chuyen-co-nguy-hiem-khong-2

Ngoài biểu hiện khớp háng phát ra tiếng kêu khi di chuyển, khô khớp háng, thoái hóa khớp háng còn khiến người bệnh thường xuyên đau nhức ở vùng háng, mông và bắp đùi, khó khăn khi ngồi xổm, cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng, đau tăng khi thay đổi tư thế vận động đột ngột, vận động nặng, vận động quá nhiều và chỉ giảm khi nghỉ ngơi.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Khớp háng phát ra tiếng kêu khi di chuyển có nguy hiểm không ?

Khớp háng phát ra tiếng kêu khi di chuyển không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại có khả năng hạn chế vận động khớp háng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở khớp háng như khớp phát ra âm thanh lục cụ khi cử động, đi lại, cứng khớp và đau khớp vùng hàng, mông đùi… người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra chính xác.

khop-hang-phat-ra-tieng-keu-khi-di-chuyen-co-nguy-hiem-khong-3

Điều trị khô khớp háng, Thoái hóa khớp háng là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phối hợp tuyệt đối của người bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, chống viêm, bệnh nhân cần được bổ sung các hoạt chất sinh học để giúp phục hồi sụn khớp, tăng tiết dịch bôi trơn khớp như glucosamin, collagen type II, axit hyaluronic, chondroitin… Đồng thời, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc để bổ sung canxi, vitamin nuôi dưỡng khớp chắc khỏe song song với việc kiểm soát cân nặng phù hợp và tập luyện thường xuyên, đúng mức với các bài tập nhẹ nhàng, hiệu quả như bơi lội, đạp xe đạp… Tránh thay đổi tư thế đột ngột, ngồi xổm, lên xuống cầu thang, kéo đẩy mang vác vật nặng… để hạn chế tổn thương đến xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.

Ngày đăng: 06/02/2017 - Cập nhật lúc: 3:45 AM , 05/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?