Khớp háng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Thông thường, chúng ta hay nghe nhắc đến các cụm từ như đau khớp háng, thoái hóa khớp háng nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người chưa biết rõ khớp háng là gì? có các bộ phận nào, vai trò và chức năng của khớp háng trong cơ thể con người ra sao? Chính vì vậy, hôm nay chuyên mục thoaihoakhop.net xin cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về cấu tạo khớp háng và những căn bệnh liên quan. Hi vọng mọi người sẽ hiểu hơn về bộ phận này để có biện pháp phòng ngừa không mắc các bệnh liên quan đến khớp háng.

Khớp háng là gì? Cấu tạo và chức năng của khớp háng

Khớp háng là loại khớp hoạt dịch, khớp chỏm cầu nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống dây chằng. Có vai trò rất quan trọng trong cơ thể.

Khớp háng: Cấu tạo và chức năng của khớp háng

Cấu tạo khớp háng

Cấu tạo khớp háng theo các nhà giải phẫu học gồm có:

1. Diện khớp

– Phía xương chậu

  • Phần tiếp khớp gồm có diện nguyệt và diện ổ cối.
  • Phần không tiếp khớp là hố ổ cối.
  • Vành ổ cối: là phần quanh ổ cối, có một vị trí khuyết ở phía dưới gọi là khuyết vành.
  • Sụn viền ổ cối: là sụn sợi quanh vành ổ cối. Phần sụn này nối với khuyết vành ổ cối gọi là dây chằng ngang

– Phía xương đùi

  • Là chỏm xương đùi với 2/3 khối cầu.
  • Hướng lên trên và vào trong.
  • Ở gần đỉnh của chỏm cầu có hõm để dây chằng chỏm đùi bám vào.

Chú ý: Diện khớp ở cả xương đùi và xương chậu đều được sụn khớp bao bọc.

2. Bao khớp

Bao khớp gồm hai lớp: bao xơ và bao hoạt dịch.

– Bao xơ

  • Ở phía xương chậu bao xơ bám vào vành ổ cối và mặt ngoài sụn viền.
  • Còn phía xương đùi thì phía trước bám vào đường gian nấu, phía sau bám vào đường nối 1/3 ngoài và 2/3 trong cổ xương đùi.

– Bao hoạt dịch

  • Bao hoạt dịch phủ mặt trong của bao xơ và sụn viền.
  • Bao xơ bám vào xương đùi, bao hoạt dịch lật lên để bọc xương đùi tới rìa sụn khớp.
  • Ở hố ổ cối, bao hoạt dịch bọc dây chằng chỏm đùi nên dây chằng chỏm đùi nằm trong bao xơ và nằm ngoài hoạt dịch.

3. Dây chằng

– Dây chằng trong bao khớp

Dây chằng chỏm đùi đi từ chỏm cầu xương đùi và bám vào hai mép của khuyết vành ổ cối và dây chằng ngang. Ở phía trong dây chằng chỏm đùi có động mạch đi từ hố ổ cối để nuôi chỏm xương đùi.

– Dây chằng ngoài bao khớp

  • Mặt trước của 2 dây chằng gồm dây chằng chậu đùi và dây chằng mu đùi. Dây chằng chậu đùi đi từ gai chậu trước dưới đến đường gian mấu xương đùi tạo thành hình tam giác có hai cạnh dày hơn. Còn dây chằng mu đùi đi từ ngành trên xương mu đến mấu chuyển bé xương đùi.
  • Mặt sau có một dây chằng là dây chằng ngồi đùi đi từ xương ngồi đến mấu chuyển bé xương đùi

Chức năng của khớp háng:

+ Làm trụ đỡ cho phần trên cơ thể cùng với khớp đùi và khớp gối.

+ Khớp háng giúp cơ thể cử động linh hoạt trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.

Các bệnh liên quan đến khớp háng

Có nhiều bệnh lý liên quan đến khớp háng, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những bệnh thường gặp nhất ở khớp háng:

Các bệnh lý liên quan đến khớp háng

1. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở nhóm người già, người thừa cân hay những người làm công việc khiến khớp háng phải chịu nhiều áp lực. Đau khớp háng là triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh hầu như không thể đi lại. Nếu đi chụp X-quang thì có thể thấy rõ hình ảnh thoái hóa.

2. Hoại tử chỏm xương đùi

Đây là tình trạng chỏm xương đùi bị viêm tiêu, hoại tử. Nguyên nhân được giải thích là do mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi bị tắc hoặc tổn thương do chấn thương gây ra. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khớp háng nhiều khi đi lại, dang chân; cơn đau chỉ giảm đi khi nghỉ ngơi. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, có tiền sử chấn thương đùi và nghiện rượu. Bệnh này rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dây thần kinh tọa. Tùy vào mức độ mắc bệnh mà hình ảnh hoạt tử khi chụp X-quang sẽ khác nhau.

3. Bong sụn viền khớp háng

Người trẻ tuổi, thường xuyên chơi thể thao được xác định là những đối tượng dễ mắc bệnh phải. Bong sụn viền khớp háng cũng gây ra những cơn đau nhức khớp háng nhưng đôi khi có kèm theo tiếng cụp. Bệnh nhân bị mắc phải căn bệnh này thì nên đi chụp cộng hưởng từ để quan sát rõ sụn viền ổ cối bị bong tróc. Phương pháp điều trị chủ yếu là gắp bỏ sụn viền hư tổn nặng hoặc nội soi khâu sụn nếu vết thương còn mới.

4. Lao khớp háng

Đây là bệnh viêm hoại tử khớp háng (chỏm xương đùi và ổ cối) do vi khuẩn lao gây ra. Ngoài triệu chứng đau khớp háng là chính còn có các biểu hiện kèm theo như mệt mỏi, ăn ít, ho, sụt cân. Điều trị căn bệnh này rất phức tạp và khó có thể khỏi hoàn toàn.

Khi mắc bất cứ căn bệnh nào về khớp háng trên đây thì điều quan trọng là người bệnh cần nên tuân theo hướng điều trị của bác sĩ chuyên môn, ăn uống đúng cách, sinh hoạt hợp lý, vận động điều độ. Có như vậy mới thì bệnh mới nhanh khỏi và thoát được những biến chứng về sau.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Ngày đăng: 18/01/2018 - Cập nhật lúc: 9:24 AM , 18/01/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?