Khớp gối bị lỏng lẻo do đâu, làm sao khắc phục và điều trị?

Khớp gối bị lỏng lẻo là một trong những triệu chứng thường gặp do chấn thương thể thao hoặc do ảnh hưởng của bệnh lý thoái hóa khớp. Khi gặp tình trạng này chân người bệnh sẽ có cảm giác yếu, khó đứng trụ vững bằng một chân và đi lại rất dễ vấp té, nghiêm trọng hơn người bệnh có nguy cơ bị teo cơ, bại liệt rất cao. Chính vì vậy, việc điều trị sớm khi khớp gối bị lỏng là hết sức cần thiết.

Khớp gối lỏng lẻo – hiện tượng thường gặp do chấn thương thể thao, thoái hóa khớp gối

Xét về mặt cấu tạo khớp gối của chúng ta được bao bọc bởi một bao khớp, mặt trước và mặt sau là cơ bắp hai dây chằng hai bên giúp cho các đầu xương ôm khít vào nhau tạo thành khớp gối. Ngoài ra ở giữa khớp gối còn có hai dây chằng được gọi là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau làm nhiệm vụ giữ chặt hai đầu xương lại với nhau ở vị trí ngay trung tâm khớp. Trong đó độ chắc chắn của khớp gối phần lớn phụ thuộc vào dây chằng chéo trước.

khớp gối lỏng lẻo do chấn thương, thoái hóa

Chính vì lẽ đó, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương thì khớp gối sẽ không còn giữ được độ chắc chắn như trước mà trở nên lỏng lẻo. Mặc dù vậy trong những ngày đầu khi dây chằng chéo bị tổn thương thì người bệnh sẽ chưa cảm nhận được rõ ràng về tình trạng đầu gối lỏng lẻo nhờ có sức chịu lực của cơ đùi bù đắp. Tuy nhiên theo thời gian, cơ đùi cũng sẽ dần bị teo lại và suy yếu thì các triệu chứng cho thấy khớp gối bị lỏng mới xuất hiện rõ ràng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho dây chằng chéo trước bị tổn thương như thay đổi hướng quá nhanh, dừng vận động chân một cách đột ngột, không khởi động kỹ khi tập luyện thể thao…

Ngoài ra, tình trạng lỏng khớp gối còn có thể được bắt gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Khi mắc căn bệnh này lớp sụn trong khớp gối có biểu hiện bị ăn mòn, tổn thương, kèm theo sự sụt giảm chất dịch trong khớp khiến cho người bệnh có cảm giác khớp gối bị lỏng, không còn linh hoạt như trước.

 Các biểu hiện cho thấy khớp gối bị lỏng

Để xác định xem bạn có bị lỏng khớp gối hay không có thể dựa vào một số dấu hiệu cơ bản dưới đây:

  • Ban đầu khớp gối có biểu hiện hơi sưng, người bệnh có thể không cảm thấy đau hoặc chỉ đau rất ít. Nhưng các triệu chứng này tự thuyên giảm và biến mất sau đó.
  • Chân có cảm giác yếu khi cử động, đi lại
  • Nếu đứng bằng một chân bên đầu gối bị bệnh thì rất khó trụ vững
  • Có cảm giác vướng víu, ríu chân khi đi nên người có khớp gối lỏng lẻo rất hay vấp té
  • Đối với các vận động viên thể thao: Phong độ thi đấu bị giảm sút. Các động tác như chạy, nhảy, sút banh, chạm đất hoặc giữ thăng bằng khi xoay người trở nên khó khăn
  • Khớp đầu gối dễ bị trẹo khi di chuyển trên một địa hình không bằng phẳng
  • Các hoạt động lên xuống cầu thang, leo dốc trở nên khó khăn
  • Người bệnh không thể đi lại nhanh nhẹn như bình thường
  • Sau một thời gian các cơ ở đầu gối có thể bị teo lại. Khả năng vận động của khớp gối bị suy giảm rõ rệt và người bệnh có thể bị biến chứng tàn phế suốt đời. Biểu hiện này thường gặp nhất ở những người ít vận động như học sinh hay những người làm việc văn phòng.

Cách điều trị khi bị lỏng khớp gối

Hiện nay để điều trị lỏng khớp gối chúng ta có nhiều sự lựa chọn khác nhau như điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Tùy theo mức độ lỏng lẻo và tổn thương của khớp gối mà người bệnh sẽ được chỉ định cách điều trị lỏng khớp gối thích hợp nhất. Các phương pháp này như sau:

– Dùng thuốc:

Thuốc điều trị khớp gối lỏng lẻo

Trong các trường hợp khớp gối lỏng lẻo do thoái hóa khớp việc sử dụng thuốc tái tạo sụn là điều cần thiết. Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm ở đầu gối một số trường hợp còn được chỉ định thuốc kháng viêm không steroid. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau như Paracetamon, Aspirin,… tỏ ra khá hiệu quả trong việc chấm dứt tạm thời các cơn đau ở khớp gối một cách nhanh chóng.

Trường hợp bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo, nếu chỉ điều trị bằng nội khoa thì chắc chắn sẽ bị lỏng khớp gối, cần phải tiến hành phẫu thuật mới trở lại được như bình thường.

– Phẫu thuật điều trị lỏng đầu gối:

Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân sẽ được tiến hành một trong các phương pháp phẫu thuật nội soi khớp gối như mổ tái tạo dây chằng chéo trước, cắt đốt viêm mô, lọc rửa khớp hay thay khớp gối kim loại… tuy nhiên những phương pháp trên thường có chi phí khá cao nên không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng được.

Sau phẫu thuật cảm giác đau có thể kéo dài ít nhất 7-10 ngày. Người bệnh có thể nghỉ ngơi trên giường tuyệt đối trong vài ngày đầu và bắt đầu tập đi lại với sự trợ giúp của nạng. Thông thường sau khoảng 2-3 tuần vết mổ bắt đầu ổn định và bệnh nhân có thể tự đi lại. Các bài tập vật lý trị liệu cũng sẽ được tiến hành tập luyện sớm để ngăn ngừa các biến chứng teo cơ, cứng khớp do lâu ngày không vận động, đồng thời giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vết mổ mau lành sẹo hơn.

Thời gian bình phục sau phẫu thuật điều trị khớp gối lỏng lẻo lâu hay chậm còn phụ thuộc vào nỗ lực tập luyện và ý chí của người bệnh. Trung bình thời gian này là 3-6 tháng, người bệnh có thể hoạt động đầu gối bình thường. Riêng các vận động viên thể thao thì cần thời gian ít nhất 9-12 tháng mới được bác sĩ cho phép tham gia thi đấu trở lại.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ngày đăng: 10/02/2018 - Cập nhật lúc: 8:47 AM , 07/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?