Khô dịch khớp gối là gì ? Chữa như thế nào ?

Khô dịch khớp gối là một triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối, thường gặp ở những người cao tuổi, người có tiền sử chấn thương khớp gối, người lao động nặng… Khô dịch khớp gối không chỉ thúc đẩy thoái hóa khớp mà còn dẫn đến nhiều chứng viêm khớp khác. Điều trị chứng khô dịch khớp càng sớm càng tốt sẽ giúp bệnh nhân làm chậm quá trình thoái hóa hóa khớp và giảm thiểu các biến chứng của căn bệnh này.

Khô dịch khớp gối là gì ?

Khô khớp hay khô dịch khớp là một hiện tượng vô cùng phổ biến trong bệnh lý thoái hóa xương khớp. Khô khớp gối là triệu chứng của thoái thoái hóa khớp gối được biểu hiện bằng tiếng động lục khục hay lạo xạo phát ra từ trong khớp gối vận động khớp. Khô dịch khớp gối có thể xuất hiện đơn độc hoặc kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, khớp đau khớp và làm hạn chế vận động khớp.

kho-dich-khop-goi-la-gi-chua-nhu-the-nao-1

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng khô khớp là do bệnh lý thoái hóa khớp, xảy ra do tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn và giảm tiết chất dịch khớp. Khi đó, sụn khớp bị ăn mòn và không còn được dịch khớp bôi trơn nên mất đi vẻ trơn nhẵn vốn có, trở nên xù xì, thô ráp và mỏng dần. Sụn khớp ngày càng mỏng đi và nứt nẻ thì xương dưới sụn càng mất đi sự bảo vệ và dần bị lộ rõ. Đồng thời, cơ thể cũng phản ứng lại bằng việc bồi dưỡng canxi để khắc phục tổn thương ở sụn khớp dẫn đến sự hình thành gai xương trên bề mặt xương. Khi người bệnh cử động khớp gối, các đầu xương bị cọ xát trực tiếp với nhau và cọ vào gai xương làm phát ra tiếng động lục khục, lạo xạo và kèm theo những cơn đau nhức kinh khủng. Khô dịch khớp không chỉ khiến các khớp bị bào mòn nhanh hơn, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp mà còn có thể dẫn đến nhiều chứng viêm khớp khác.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Chữa khô dịch khớp gối như thế nào ?

Đối tượng thường bị thoái hóa khớp dẫn đến khô dịch khớp gối là những người tuổi cao trên 60 và cả những người trẻ tuổi ăn uống không đảm bảo, bị thiếu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, người béo phì, người lao động nặng, phụ nữ tuổi mãn kinh…. cũng có nguy cơ bị khô khớp rất cao.

Để chữa khô dịch khớp gối, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khô khớp và có phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, kết hợp sử dụng các thuốc phục hồi khớp bị tổn thương như thuốc chống thoái hóa khớp với các thành phần sụn khớp như glucosamin, collagen type II, chondroitin, axit hyaluronic.

kho-dich-khop-goi-la-gi-chua-nhu-the-nao-2

Hiện nay, liệu pháp tiêm acid hyaluronic vào khớp gối nhằm cung cấp acid hyaluronic nuôi dưỡng dịch khớp và sụn khớp, giúp bôi trơn ổ khớp và giảm ma sát, sóc nảy cho khớp gối một cách hiệu quả. Người bị khô dịch khớp gối được tiêm từ 3-5 mũi tiêm vào khớp gối, mỗi mũi tiêm cách nhau 7 ngày. Nhữn mũi tiêm chứa acid hyaluronic sẽ kích thích các tế bào sụn khớp và màng hoạt dịch khớp, từ đó sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh, phát huy tác dụng hiệu quả từ 6 tháng đến 1 năm.

Bên cạnh đó bênh nhân bị khô dịch khớp gối cũng được bổ sung thêm canxi, magiê, vitamin D, vitamin K, vitamin B6, vitamin B12, acid folic từ các thực phẩm như rau xanh, trái cây, sữa… vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày để giúp bồi dưỡng xương chắc khỏe. Người bệnh cần kiêng hút thuốc lá, thuốc lào và các thức uống chứa cồn, đồng thời luyện tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt.

Ngày đăng: 25/12/2016 - Cập nhật lúc: 8:38 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?