Khi bị trật khớp bả vai nên làm gì ?
Trật khớp bả vai là một chấn thương thường gặp trong cuộc sống và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng trật khớp vai có thể để lại biến chứng nếu bạn chủ quan. Lưu ý những lời khuyên của chuyên gia để biết khi bị trật khớp bả vai nên làm gì sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả về sau.
Vì sao bị trật khớp bả vai ?
Khớp vai bao gồm 1 trụ cầu (đầu hình cầu của xương cánh tay) và hõm chứa (rãnh cầu của xương bả vai) đầu cầu. Trật khớp vai là tình trạng hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay và ổ chảo cánh tay không còn tiếp xúc với nhau, trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai.
Khớp vai là một khớp di động và hoạt động thường xuyên nên rất dễ bị chấn thương. Các chấn thương trong cuộc sống thường ngày do chơi thể thao, vận động quá mạnh, bất cẩn té ngã, tai nạn giao thông… tác động mạnh lên vùng vai gây tổn thương khớp vai, thường gặp nhất là trật khớp vai.
Khi bị trật khớp vai, các sụn viền và dây chằng bao khớp sẽ bong ra. Nếu được điều trị đúng cách, sau một thời gian thì sụn viền và bao khớp sẽ lành nhưng cũng không đúng hẳn với vị trí ban đầu.Tuy nhiên, nếu sau đó khớp vai bị chấn thương trở lại một hoặc nhiều lần sẽ gây hư hại khớp vai, thậm chí có thể hạn chế chức năng vai sau này. Có thể nói, trật khớp vai là một trong các nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai thường gặp nhất.
Nên làm gì khi bị trật khớp bả vai ?
Khi bị trật khớp bả vai, các biểu hiện dễ nhận biết là:
- Khớp vai đau không cử động được do trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai khiến việc phối hợp vận động của cơ, khớp và dây chằng không được đồng bộ.
- Chạm vào vùng vai bị đau có thể thấy hõm khớp rỗng, cánh tay ở khớp vai bị trật bị cố định ở 1 tư thế, không thể thay đổi tư thế khác, nếu cử động sang hướng khác sẽ càng đau và tay sẽ tự bật về vị trí cũ.
Vậy, khi bị trật khớp bả vai nên làm gì ? Để xử lý tình huống này đúng cách, tránh tổn thương sai khớp nhiều hơn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
1- Hạn chế cử động khớp vai
Đầu tiên, bạn cần bất động khớp vai, tránh di chuyển, cử động vùng khớp vai để tránh tăng áp lực lên vùng khớp này gây đau và có thể gây sai khớp nặng hơn. Tuyệt đối không lắc tay, xoay khớp, bẻ nắn khớp vai vì điều này vô tình tác động lên các nhóm cơ, dây thần kinh và dây chằng, cũng như các mao mạch ở quanh khớp vai khiến tình trạng trật khớp càng trở nên tồi tệ.
BÀI VIẾT HƯU ÍCH CHO NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA KHỚP VAI:
⇒ Chữa bệnh thoái hóa đau khớp vai hiệu quả bằng thuốc dân gian
2- Giữ cố định khớp vai
Để tránh sai khớp nặng hơn, người bệnh nên nhờ người thân trợ giúp mình băng vải cố định khớp vai. Dùng băng vải quấn cố định khớp vai ở tư thế hiện tại để nâng đỡ khớp, giúp bệnh nhân đỡ đau và giảm khó chịu.
3- Chườm lạnh
Khi bị trật khớp vai, chườm đá lạnh là một liệu pháp giảm đau đơn giản và hiệu quả được các chuyên gia xương khớp đánh giá cao. Bạn cho đá vào khăn vải hoặc dùng túi chườm lạnh chườm lên vùng khớp vai bị trật để làm giảm nhanh cơn đau, giảm sưng, bầm tím… Tuyệt đối không chườm nóng, xoa bóp bằng muối hay dùng rượu thuốc để xoa lên vết thương vì nó sẽ không mang đến hiệu quả mà bạn mong muốn mà càng khiến các mạch máu và dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng theo.
4- Đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất
Sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh, bạn nên đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần chỗ bạn nhất để được bác sĩ kiểm tra cụ thể, xác định không có tổn thương nguy hiểm nào khác và điều trị trật khớp đúng cách để khớp được phục hồi nhanh hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:
5- Chăm sóc sau khi điều trị trật khớp vai
– Dùng thuốc đúng theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.
– Không dùng thêm bất kỳ các thuốc nào ngoài đơn thuốc mà bác sĩ kê nếu không được bác sĩ đồng ý.
– Không vận động mạnh trong và sau khi khớp được hồi phục, nên nghỉ ngơi và vận động phù hợp, di chuyển và cử động khớp nhẹ nhàng, tránh thực hiện các động tác mạnh bạo hoặc chơi thể thao trong giai đoạn mới hồi phục.
– Bảo vệ khớp vai để tránh bị trật khớp trở lại.
Nếu trong thời gian điều trị tại nhà mà thấy khớp vai có biểu hiện sưng đau tái phát thì nên liên hệ với bác sĩ để xử lý kịp thời. Sau một thời gian điều trị mà bị đau khớp vai trong khi làm việc, chơi thể thao thì bệnh nhân cũng nên đi khám lại để xem có nguy cơ bị trật khớp vai tái hồi hay không để có biện pháp khắc phục sớm nhất.
⇒ Trong những trường hợp khớp vai bị hư hại quá nặng, thoái hóa khớp thì phẫu thuật là điều cần thiết. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân được cho tập các bài phục hồi sau đây: Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật
Ngày đăng: 12/10/2017 - Cập nhật lúc: 9:19 AM , 30/11/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!