Giải phẫu cột sống thắt lưng: Cấu tạo, chức năng

Cùng giải phẫu cột sống thắt lưng để hình dung được cấu tạo và hoạt động của bộ phận này. Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của cột sống thắt lưng đối với cơ thể thì bạn cần cẩn thận trong mọi hoạt động để không ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng.

Hình ảnh phần cột sống thắt lưng

Giải phẫu cột sống thắt lưng  – Những điều cần biết

1. Cấu tạo của vùng cột sống thắt lưng

Sau khi giải phẫu vùng cột sống thắt lưng thì các nhà khoa học nhận thấy tại vị trí này có tất cả 5 đốt sống lưng và được đánh thứ tự từ L1 đến L5. Trong đó, cao nhất là đốt L1, thấp nhất là đốt L5. Đặc điểm cụ thể của các đốt sống lưng như sau:

  • Cấu tạo bên ngoài

So với các vùng cột sống khác, thì thân đốt sống ở vùng thắt lưng rất to, chiều ngang rộng hơn chiều trước sau. Ở 3 đốt sống cuối có chiều cao ở phía sau thấp hơn phía trước nên trông giống như một cái chêm.

Các cuống sống to, khuyết trên của chân cung rộng. Ở phía dưới thì sâu hơn.

Phần mỏm ngang hẹp và dài, mỏm gai rộng, dày và thô, có hình chữ nhật nối thẳng ra sau.

Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới có tư thế ngược lại.

Hình ảnh các bộ phận của cột sống thắt lưng

  • Khớp đốt sống

Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có phần diện khớp là sụn, bao hoạt dịch, hoạt dịch và bao khớp. Vị trí của khớp đốt sống hướng đứng thẳng dọc nên cột sống thắt lưng có khả năng chuyển động theo chiều trước sau trong giới hạn nhất định. Nếu ở tư thế ưỡn hoặc gù lưng thì các diện khớp cũng chuyển động được theo hướng dọc thân.

  • Đĩa đệm gian đốt:

Cấu tạo đĩa đệm gồm có nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Trong đó:

+ Nhân nhầy được cấu tạo bởi một màng liên kết, hình thành các khoang mắt lưới chứa tế bào nhầy keo dính với nhau rất chặt làm nhân nhầy trở nên chắc và đàn hồi tốt. Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì tổ chức liên kết này sẽ trở nên lỏng lẻo và giảm tính đàn hồi. Bình thường nhân nhầy nằm ở trong vòng sợi, khi vận động thì cột sống sẽ đẩy nhân nhầy về phía đối diện, vòng sợi thì giãn ra.

+ Vòng sợi gồm nhiều sợi sụn Fibro-Caetilage rất chắc chắn và đàn hồi đan vào nhau theo kiểu xoắn ốc. Tại vùng riềm của vòng sợi lại có thêm một giải sợi. Giữa các lớp của vòng sợi có vách ngăn mỏng.

+ Mâm sụn là điểm gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nó có thể coi là một phần của đốt sống.

Chiều cao của đĩa đệm ở đoạn thắt lưng dày 9mm, trừ đĩa đệm L5-S1 thấp hơn đĩa đệm L4-L5 khoảng 1/3 chiều cao. Chiều cao của các đĩa đệm trước và đĩa đệm sau chênh nhau tùy thuộc vào độ cong sinh lý của đoạn cột sống, ở đĩa đệm L5-S1 thì độ chênh này lớn nhất.

  • Lỗ ghép thắt lưng

Lỗ ghép ở cột sống thắt lưng được tạo bởi khuyết dưới của đốt sống trên và khuyết trên của đốt sống dưới. Các dây thần kinh đi qua lỗ ghép đi từ ống sống ra ngoài có đường kính nhỏ hơn 5 – 6 lần so với lỗ ghép. Khi cột sống bị thoái hóa hoặc đĩa đệm bị thoát vị thì lỗ ghép bị chèn ép và gây đau.

Nên xem: Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Các dây chằng thắt lưng

Gồm có dây chằng dọc trước; dây chằng dọc sau; dây chằng vàng; dây chằng liên gai và trên gai. Dây chằng dọc trước thường nằm trước thân đốt từ mặt trước xương cùng đến lồi củ trước đốt sống C1 và đến lỗ chẩm. Tác dụng của dây chằng này là ngăn cản sự ưỡn quá mức của cột sống.

Dây chằng dọc sau thường phủ mặt sau thân đốt sống, chạy trong ống sống từ nền xương chẩm đến mặt sau xương cùng. Dây chằng dọc có nhiệm vụ ngăn cản cột sống gấp quá mức và thoát vị đĩa đệm ra sau.

Dây chằng vàng được phủ phần sau ống sống. Khi dây chằng vàng dày lên bất thường cũng là một biểu hiện của thoái hóa (ở một số người có hẹp ống sống bẩm sinh không triệu chứng).

Dây chằng liên gai và trên gai được nối với nhau tại các mỏm gai. Dây chằng trên gai thường chạy qua đỉnh các mỏm gai.

Các dây chằng thắt lưng thường bám rất chặt nên ít khi nhân nhầy thoát ra ngoài được. Nếu nhân nhầy thoát ra thì chỉ có thể xảy ra ở các vị trí phía sau hai bên cột sống.

  • Ống sống thắt lưng

Các ống sống ở thắt lưng được giới hạn từ phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ ghép. Ở bên trong ống sống có rễ thần kinh, bao màng cứng và tổ chức quanh màng cứng. Các tổ chức màng cứng bao gồm mô liên kết, tổ chức mỡ và đám rối tĩnh mạch giúp các rễ thần kinh không bị chèn ép bởi thành xương sống, kể cả khi vận động cột sống thắt lưng.

Cấu trúc cột sống thắt lưng

Trong ống sống, tủy sống chỉ có đến mức L2 nhưng phần rễ thần kinh vẫn tiếp tục đi xuống dưới và rời ống sống ở lỗ ghép tương ứng. Vì vậy, nó phải đi một đoạn dài trong khoang dưới nhện. Hướng đi của các rễ thần kinh sau khi chúng qua bao màng cứng tùy thuộc vào chiều cao đoạn cột sống tiếp theo.

Rễ L4 tách ra khỏi bao cứng chạy chếch xuống dưới và ra ngoài thành một góc 60º, rễ L5 thành góc 45º, rễ S1 thành góc 30º. Chính vì vậy, đoạn vận động cột sống thắt lưng liên quan định khu không tương ứng giữa đĩa đệm và rễ thần kinh:

+ Rễ thần kinh L3 đi ra khỏi bao cứng ở ngang thân đốt L2.

+ Rễ thần kinh L4 ngang thân với L3.

+ Rễ L5 đi ra từ bờ dưới thân đốt L4.

+ Rễ S1 đi ra từ bờ dưới thân đốt L5.

  • Rễ và dây thần kinh tủy sống

Hai bên khoang tủy sống gồm rễ vận động và rễ cảm giác. Hai rễ này nhập lại thành dây thần kinh sống rồi chui qua lỗ ghép ra ngoài.

  • Đoạn vận động đốt sống

Đây là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cột sống, gồm nhiều thành phần như khoang gian đốt, nửa phần thân đốt sồng trên và đốt sống dưới, khớp đốt sống, dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng và tất cả phần mềm tương ứng.

2. Chức năng của cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là một phần của cột sống người nên chức năng của nó không khác nhiều so với các đoạn cột sống khác. Cụ thể:

  • Cột sống thắt lưng là chuỗi xương xếp lại thành chồng nối liền cột sống ngực và cột sống cùng, các chi giúp cơ thể có sự vận động linh hoạt như dễ dàng cúi, gập người; tạo sự thoải mái trong vận động. Đặc biệt, các đốt cuối L4, L5 hoạt động nhiều nhất.
  • Cột sống thắt lưng cũng có chức năng bảo vệ đường ống tủy sống. Đây là môt phần rất quan trọng của não bộ và là nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động sống của cơ thể.
  • Các xương sườn dính với cột sống thắt lưng giúp tạo thành một bộ khung giữ chắc để các cơ bám vào và bảo vệ nội tạng ở trong lồng ngực và ổ bụng.

Nhờ chức năng và vai trò quan trọng như vậy mỗi người chúng ta phải duy trì các hoạt động cũng như lối sống tích cực để không ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh được những tổn thương không đáng có.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Ngày đăng: 23/04/2018 - Cập nhật lúc: 7:21 AM , 23/04/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?