Giải phẫu cột sống người: Giá đỡ cơ thể

Tìm hiểu những kiến thức về giải phẫu cột sống sẽ giúp bạn phát hiện những bệnh lý cột sống một cách dễ dàng. Các bệnh lý ở cột sống được đánh giá là nguy hiểm và khó điều trị hơn so với các bệnh xương khớp khác.

Cột sống là gì?

Theo định nghĩa của y học, cột sống là một đoạn xương nối liền nhau từ xương chẩm đến xương cụt hơi uốn cong nhẹ. Cột sống được xem là trung tâm của hệ xương làm giá đỡ cho sự sống cũng như sự vận động của các động vật có xương sống. Cột sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống, chỉ huy các chức năng vận động, chuyển hóa, tuần hoàn và bài tiết.

Cột sống nhìn từ các hướng khác nhau

Việc giải phẫu cột sống người đã được các nhà khoa học thực hiện từ lâu và hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để khám phá những bí ẩn chưa được giải đáp. Theo kết luận mới nhất thì cột sống người gồm 33 đốt sống trong đó có cả 4 đốt sống cụt. Cột sống được chia làm 5 phần tất cả:

  • Phần cổ: Gồm 7 đốt được kí hiệu từ C1 tới C7.
  • Phần ngực: Gồm 12 đốt được kí hiệu từ D1 đến D12.
  • Phần thắt lưng: Gồm 5 đốt  được đánh dấu từ L1 – L5.
  • Đốt sống cùng: Gồm 5 đốt sống hợp nhất được kí hiệu từ S1 – S5.
  • Phần xương cụt: Gồm 4 đốt xương đuôi ở vùng xương cụt.

Chi tiết giải phẫu cột sống người qua từng phần

1. Phần cổ

Cột sống cổ được chia làm 2 phần là cột sống cổ cao (C1 – C2) và cột sống cổ thấp (C3 – C7). Cột sống cổ cao gồm đốt đội (C1) và đốt trục (C2). Các đốt sống cổ thấp từ C3 đến C7 được liên kết bởi khớp đĩa đệm gian đốt, khớp sống – sống (khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ), khớp bán nguyệt.

Giải phẫu cột sống cổ

Đĩa đệm cột sống cổ là phần nằm giữa hai thân đốt sống có vai trò đàn hồi. Nó được cấu tạo với 3 thành phần chính là nhân nhầy bên trong, vòng sợi bên ngoài và mâm sụn. Mỗi đĩa đệm ở cột sống cổ cao khoảng 3mm.

Các dây ở ở cột sống cổ gồm dây chằng trước, dây chằng sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang, … Dây chằng là một tấm mô sợi nối xương và cấu trúc lại với nhau giúp cơ thể không vận động quá giới hạn.

Bạn có thể xem chi tiết giải phẫu cột sống cổ tại bài viết: Giải phẫu cột sống cổ, tìm hiểu các bệnh lý ở đây

2. Phần ngực

Đây là phần nối tiếp của các đốt sống cổ. Các đốt sống ở phần ngực khá dày, mỗi đốt xương có 4 diện khớp. Phần mõm gai dày và thòng sâu đuôi gai đốt trên ngang thân đốt dưới. Đặc điểm của các đốt sống ngực là:

  • D1 nằm dưới C7. Khi quay đầu đốt không động là D1, đốt động là C7.
  • D2 nằm dưới D1.
  • D3 nằm trên đường thẳng nối hai bờ vào trong, phía trên của hai xương bả vai hẹp từ D1 trở xuống cong dần về phía sau.
  • D4 là điểm nhô cao ra phía sau.
  • Từ D4 đến D7 là các đốt thẳng.
  • D7 là đường ngang nối hai góc dưới xương bả vai.
  • Từ D8 trở xuống có hình cong tới D10 lại nhô lên. Khi cúi thì D10 nhô cao, khi oằn lưng thì D10 lại đưa ra phía trước nhất.
  • Cuối cùng là 2 đốt D11 và D12.

3. Phần thắt lưng

Giải phẫu cột sống thắt lưng

So với các đốt sống ngực thì các đốt sống thắt lưng to và chắc khỏe hơn nhiều nhằm nâng đỡ phần trên của cơ thể. Các mõm gai của đốt sống thắt lưng thường ngắn, rộng và ngang, thân đốt sống to, không tiếp khớp với xương, lỗ đốt có hình tam giác. Đặc điểm của các đốt sống thắt lưng là:

  • L1 nằm dưới D12: là điểm tiếp nối giữa đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng.
  • Vị trí L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt.
  • Còn L4 nằm ở vùng nối hai bờ xương hông.

Lưu ý: Với nam giới thì L4 và L5 đưa về phía trước lõm; nữ giới thì đoạn L4, L5 bằng và thẳng.

4. Các đốt sống cùng

Được kí hiệu từ S1 tới S5 và nối liền nhau thành một mảng, có xu hướng dịch về phía sau. Điểm thấp nhất của đốt sống cùng là S1 còn điểm cao nhất là S5.

5. Phần xương cụt

Là phần cuối cùng của cột sống người, các xương cụt dính liền nhau mà không có đĩa đệm, ống sống. Các đốt xương cụt xếp thành một mảng dịch về phía trước.

Chúng tôi đã giúp bạn đọc giải phẫu cột sống người một cách chi tiết. Cột sống là vùng phải vận động nhiều nên có khá là nhiều bệnh xảy ra tại đây do nhiều nguyên nhân như quá trình lão hóa xương khớp, lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế, … Khi mắc phải thì bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau cột sống, tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy, … Hoặc gặp các biến chứng gây liệt hoặc tàn phế do không điều trị kịp thời. Có thể kể đến một số bệnh liên quan đến cột sống là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống, đau thần kinh tọa, bệnh gout…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng: 17/04/2018 - Cập nhật lúc: 3:25 AM , 17/04/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?