Gai đôi cột sống s1 có nguy hiểm không, cách xác định như thế nào?

Gai đôi cột sống S1 là một bệnh xương khớp bẩm sinh do trong quá trình phát triển của bào thai bởi ống thần kinh và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống không đóng hoàn toàn. Bệnh này tuy không phổ biến nhưng nó cũng hết sức nguy hiểm vì là tiền đề để các bệnh về cột sống phát triển.

Hình ảnh bệnh gai đôi cột sống S1

Hình ảnh gai đôi cột sống S1 khi chụp X – quang

Đặc điểm của gai đôi cột sống S1

Bệnh gai đôi cột sống S1 thường được phát hiện rất tình cờ khi người bệnh cảm thấy bị đau cột sống và đi chụp X – quang. Vì đây là một bệnh bẩm sinh nên tất cả ai cũng có thể là nạn nhân của nó, bệnh được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi từ 20-50 tuổi hoặc những người thường xuyên lao động nặng nhọc.

Khi mắc bệnh triệu chứng thường gặp ở người bệnh sẽ là đau ở vùng thắt lưng cùng, khi lấy tay sờ vào và ấn nhẹ sẽ khiến cơn đau tăng lên và lan xuống chân hoặc lan ngược lên tay; vận động khó khăn khi các thao tác liên quan đến cột sống; khoảng 1/10 bệnh nhân bị mất đường cong sinh lý vì cơ cạnh sống thắt lưng co cứng và phát triển sang hai bên; gần 1/2 tổng số bệnh nhân mắc hội chứng chèn ép rễ thần kinh dẫn đến bị rối loạn vận động, rối loạn cảm giác hoặc rối loạn phản xạ.

Khi phát hiện điều gì bất thường ở cột sống thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và tìm ngay cách điều trị để không gặp nguy hiểm.

Gai đôi s1 có nguy hiểm không?

Đây hẳn là vấn đề đang được nhiều người hiện nay. Theo các chuyên gia xương khớp, gai đôi cột sống S1 có gây ra một số nguy hiểm nhất định cho người bệnh nhưng nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Nhẹ thì gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc các bộ phận khác làm công việc cũng như sinh hoạt có thể bị đảo lộn. Nặng thì gây một số biến chứng như: thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn. Cụ thể như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm

Gai cột sống S1 có thể làm rách bao xơ đĩa đệm ở vùng cột sống L5-S1 làm tràn dịch màng nhầy hình thành khối thoát vị. Thoát vị đĩa đệm sẽ chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức và tăng lên khi vận động làm công việc bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Khi gai xương có dấu hiệu phát triển thêm cộng với mức độ mắc bệnh ngày càng nặng thì bệnh nhân sẽ phải gánh chịu những cơn đau dữ dội làm mất khả năng vận động cũng như nguy cơ tàn phế.

Bệnh gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm không?

  • Đau dây thần kinh tọa

Gai xương ở vùng cột sống S1 sẽ chèn ép dây thần kinh tọa gây ra những cơn đau khó chịu cho bệnh nhân. Ban đầu là vùng lưng sau đó mức độ đau sẽ gia tăng và lan xuống mông, đùi, cẳng bàn chân. Đau nhiều thường khi vận động hoặc người bệnh hắt hơi, ho, cúi người. Đau âm ỉ khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm. Nếu đau dây thần kinh tọa kéo dài thì có thể bị teo mông, đùi, cẳng chân, chân tay tê bì và hành vi tiểu tiện không được kiểm soát.

  • Đau thần kinh liên sườn

Nếu bị đau dây thần kinh liên sườn do gai đôi cột sống S1 gây ra thì bệnh nhân thường cảm thấy đau tức một bên vùng ngực, xương ức trở vào cột sống. Khi vận động sai tư thế hoặc ho, hắt xì thì cơn đau tăng nặng gây khó thở cho người bệnh.

Hậu quả của gai đôi S1 rất khó lường do đó bạn nên chủ động phòng ngừa để không mắc phải những nguy hiểm này.

Cách xác định đốt sống S1

Hiện tại, cách xác định đốt sống S1 quen thuộc vẫn là thực hiện bằng các thao tác lâm sàng. Bệnh nhân có thể căn cứ vào một số cách xác định dưới đây để làm giảm cơn đau bằng cách xoa bóp hay đắp thuốc:

+ Vị trí đau nhiều nhất thường là vùng cột sống thắt lưng, bạn có thể dùng tay ấn vào, chỗ nào đau nhất thì khả năng vùng đó sẽ là S1.

+ Người bệnh nằm sấp, đường nối liên mào sẽ đi qua S1.

+ Dùng tay gõ các mấu gai cột sống, nếu thấy có tiếng rung như tiếng chuông mà kiểu đau lưng lan xuống chân thì vị trí đó có hội chứng kích thích rễ thần kinh đốt sống S1.

+ S1 nằm trên đường thẳng nối hai bờ xương hông. Nếu đứng thẳng, nữ giới sẽ thấy đốt sống đều và thẳng, còn nam giới thì S1 lõm về phía trước một chút.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng: 22/02/2018 - Cập nhật lúc: 3:43 AM , 14/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?