Đau nhức xương gót chân là bệnh gì ? Chữa trị như thế nào ?
Đau nhức xương gót chân là bệnh gì ? Nhiều người thức dậy vào buổi sáng cảm thấy cơn đau ở gót chân, đau thốn khi chân chạm đất và tăng lên khi thay đổi động tác di chuyển… Những triệu chứng này cảnh báo một số bệnh ở gót chân mà bạn có nguy cơ gặp phải. Để biết đó là bệnh gì mà chữa trị như thế nào, hãy cùng thoaihoakhop.net tìm hiểu các thông tin sau đây.
Triệu chứng đau nhức xương gót chân là bệnh gì ? Cách chữa trị phù hợp?
Đau nhức ở xương gót chân là một triệu chứng không hiếm gặp ở nhiều người bệnh. Thông thường, bệnh nhân phát hiện triệu chứng này sau khi thức dậy vào buổi sáng, bước chân xuống giường và đi những bước đầu tiên. Khi đó, người bệnh cảm thấy đau chói hoặc thốn ở vùng gót chân, đau tăng mạnh khi chuyển từ nằm sang ngồi lâu hay đi đứng. Nếu đi lại một lúc sẽ thấy đau giảm dần nhưng rồi lại tái phát sau một thời gian nghỉ ngơi. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức xương gót chân. Dựa vào vị trí đau mà chứng đau nhức xương gót chân được chia thành hai nhóm chính là đau ở vùng dưới gót và đau phía sau gót. Để xác định đau nhức xương gót chân là bệnh gì ? Bạn có thể tìm hiểu qua các dấu hiệu đau nhức gót chân tương ứng với từng bệnh sau đây:
Viêm cân gan chân gây đau nhức xương gót chân
Viêm cân gan chân là căn bệnh gây đau nhức xương gót chân thường gặp nhất trong thực tế. Cân gan chân là một dải gân xơ bám từ xương gót kéo dài đến các chỏm xương bàn chân. Cân gan chân có nhiệm vụ duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, giúp bàn chân có được độ nhún; giảm nhẹ lực đè ép lên bàn chân khi vận động chạy nhảy. Vì cân gan chân nằm giữa hai mặt phẳng cứng là xương gót và mặt đất nên nơi bám của cân gan chân tại xương gót luôn phải chịu một lực căng rất lớn khi chúng ta đi, đứng, chạy, nhảy thường xuyên và có khả năng bị tổn thương rất cao. Khi cân gan chân bị suy yếu và tổn thương viêm sẽ dẫn đến chứng viêm cân gan chân.
Bệnh viêm cân gan chân thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đăc biệt là phụ nữ trung niên. Những người có tiền sử viêm khớp dạng thấp, thường mang giày gót cao và nhọn hoặc đi dép bằng, đi lại hoạt động quá nhiều hoặc đi lại trên bề mặt cứng, ít tập thể dục hoặc tập quá mức thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Viêm cân gan chân thường xuất hiện một cách tự nhiên, có thể vào sáng sớm khi bệnh nhân thức dậy và bước chân xuống giường thấy đau thốn mặt dưới gót như bị kim đâm. Vận động một lúc thì hết đau nhưng cũng có khi đau suốt cả ngày, đau sau khi nghỉ ngơi và vận động trở lại. Dùng ngón tay ấn dưới đế gót lệch nhẹ vào trong sẽ gây đau thốn. Viêm cân gan chân mãn tính, kéo dài có thể dẫn đến gai xương gót, thoái hóa xương gót chân.
Cách điều trị thoái hóa xương gót chân tại nhà
Điều trị viêm cân gan chân bằng cách nào?
- Nghỉ ngơi, hạn chế tư thế đứng, tránh đi lại nhiều, tránh đi chân đất.
- Nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối.
- Chườm lạnh vào vùng gót chân.
- Ngâm chân trong nước nóng
- Xoa bóp gan bàn chân và gót chân.
- Tâp các bài tập duỗi cơ cẳng chân: như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng, đứng nhón gót chân tại chổ 50 -100 lần…
- Mang giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân.
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid: Paracetamol, Aspirin, Diclofenac, Meloxicam…trong trường hợp đau nhiều.
- Tiêm Corticoid trực tiếp vào vùng bị đau theo chỉ định của bác sĩ nếu dùng thuốc không giảm.
- Phẫu thuật cắt 2/3 cân gan chân trong giúp giải phóng thần kinh gan chân, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi các biện pháp trên không hiệu quả.
Đau nhức xương gót chân do viêm gân gót và viêm bao hoạt dịch gân gót
Nếu đau nhức ở vùng mặt sau xương gót chân thì có thể bạn đang mắc chứng viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm gân gót là tình trạng viêm chỗ bám xương của gân gót khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức quanh gót chân, có thể kèm theo đau cứng bắp chân và lan lên đầu gối. Khi gấp lưng bàn chân sẽ làm gân gót căng theo và gây đau tăng. Viêm bao hoạt dịch gân gót là viêm các túi chứa đầy chất lỏng ở mặt sau của xương gót chân, dưới gân gót chân.
Đau thốn gót chân có nguy hiểm không ?
Cả hai chứng viêm này thường gặp ở những người vận động với cường độ cao, nhất là những người từng làm vận động viên. Ngoài ra, phụ nữ trung niên mắc bệnh thấp khớp, mang giày không phù hợp, tập thể dục sai cách… cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Cách chữa trị viêm gân gót/viêm bao hoạt dịch gân gót
- Nghỉ ngơi, ngưng các hoạt động gây đau.
- Chườm lạnh tại chỗ.
- Mang giày dép có tác dụng nâng gót cho cả hai chân và phần cứng để bảo vệ gót chân.
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAID: Aspirin, Ibuprofen…
- Xoa bóp vùng gót chân bị đau bằng kem Fastum, Voltaren, Profenid…
- Áp dụng vật lý trị liệu như nhiệt nóng bằng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm
- Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá.
Đau nhức xương gót chân do hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng đường hầm cổ chân là do dây thần kinh chầy sau bị chèn ép dẫn đến các cơn đau hoặc rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng chặt ở vùng bàn chân hay gót chân.
Để điều trị hội chứng đường hầm cổ chân, chần phải dựa vào nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh. Thông thường, điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, tiêm Corticoid tại chỗ đau hoặc phẫu thuật giải phóng sự chèn ép dây thần kinh là chủ yếu.
Suy tĩnh mạch chi dưới gây đau nhức xương gót chân
Trong một số trường hợp, suy tĩnh mạch chi dưới có kèm theo biến chứng viêm tắc cũng có thể gây ra những cơn đau nhức xương gót chân và sưng viêm quanh mắt cá. Bởi vì hệ mạch máu trong xương gót chân thuộc hệ tĩnh mạch nên suy tĩnh mạch kèm theo viêm tắc sẽ làm tăng áp lực máu trong xương gót chân gây căng tức và đau. Nếu dọc theo đường đi của các tĩnh mạch hiển lớn hay hiển bé sẽ gây đau. Bệnh có thể kèm theo triệu chứng đau ở vùng cơ bắp chân và lan lên vùng gối. Quan sát mu bàn chân sẽ thấy các tĩnh mạch nông giãn ngoằn ngèo ở dưới da.
Chữa trị đau nhức xương gót chân do suy giãn tĩnh mạch như thế nào?
- Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại vài ngày, nằm kê cao chân.
- Dùng thuốc chống viêm tắc mạch như Aspirin, Streptokinase; thuốc kháng viêm NSAID Diclofenac, Meloxicam…
- Dùng thuốc điều trị suy tĩnh mạch như Daflon, Gingkofor…
Ngày đăng: 23/08/2017 - Cập nhật lúc: 4:31 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!