Đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không ?
CÂU HỎI:
Chào bác sĩ,
Hiện em đang mang thai được hơn 8 tháng. Khi thai được 3 tháng đầu em thường cảm thấy đau ở khớp háng và xương mu nhưng nghĩ là bình thường, đến nay hiện tượng này ngày một nặng hơn. Nếu ngồi yên thì đỡ chứ mà cử động, đứng lên ngồi xuống, đi tới đi lui là cứ đau. Nhiều lúc đau tới mức em không đi lại được, đi cứ khập khà khập khiễng như bị què chân vậỵ. Em cũng nghe nói là bà bầu thường hay bị đau lưng, đau ở vùng háng và xương chậu này nọ do thai nhi to lên và dây chằng bị giãn. Em có hỏi thăm mấy bà bống giống em ở cơ quan nhưng không ai gặp phải trường hợp này cả. Em lo không biết bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không ? Có gây ảnh hưởng gì đến em bé không? Xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
(Hồng Lam, Mỹ Tho, Tiền Giang)
TRẢ LỜI:
Bạn Hồng Lam thân mến, cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc với thoaihoakhop.net nhé!
Đau khớp háng và xương mu khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Cơn đau khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, vận động và di chuyển khó khăn. Các mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết như sau:
Vì sao phụ nữ bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai?
Nguyên nhân khiến các thai phụ gặp phải tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi vị trí giải phẫu của cơ quan nội tạng trong khoang chậu vào thời kỳ mang thai. Sở dĩ các mẹ bầu thấy đau ở khớp háng và xương mu là do các bộ phận này tham gia vào liên kết của cấu trúc xương chậu.
- Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên gây chèn ép phần tiểu khung của vùng hông chậu. Vùng xương chậu của người phụ nữ thường co giãn hết mức dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển.Trong khi đó, vùng xương mu nâng đỡ toàn bộ phần trên cơ thể. Khi đến những tuần cuối thai kỳ, thai nhi xuống thấp hơn, vùng xương chậu cũng giãn nở càng nhiều hơn và dây chằng bị kéo căng hết cỡ để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp đến khiến các mẹ cảm thấy đau mỏi ở vùng này, bao gồm đau xương chậu, đau hông, đau khớp háng, đau xương mu…
- Ngoài ra, các tổn thương ở khớp háng và xương mu khi mang thai còn có thể xảy ra ở các mẹ bầu có tiền sử bị thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm vùng chậu. Trọng lượng cơ thể tăng lên khi mang thai khiến cột sống của thai phụ chịu quá nhiều áp lực, các khớp xương sẽ càng bị thoái hóa nặng hơn, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh và gây đau. Chưa kể, nếu trong quá trình sinh hoạt, các mẹ bầu vận động quá mạnh khiến vùng khớp háng và xương mu bị ảnh hưởng cũng dễ bị đau nặng hơn.
Đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu đau khớp háng và xương mu khi mang thai là do sự thay đổi vị trí giải phẫu của cơ quan nội tạng trong khoang chậu vào thời kỳ mang thai thì hầu hết thường không gây nguy hiểm cho các mẹ bầu: Tình trạng này chỉ khiến các mẹ mệt mỏi, khó chịu, vận động và sinh hoạt gặp một số khó khăn mà thôi. Sau khi sinh con xong, triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất, các mẹ sẽ phục hồi lại bình thường nên không cần quá lo lắng.
Trường hợp, đau khớp háng và xương mu khi mang thai có liên quan đến thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm vùng chậu thì các mẹ cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn điều trị, vì nó khá nguy hiểm: Tại đây, tùy theo tình trạng và mức độ đau, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý thích hợp nhất, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
Các mẹ bầu có thể khắc phục cơn đau ở khớp háng và xương mu tại nhà bằng cách:
- Tạo tư thế đi lại, đứng, ngồi nghỉ hơi đúng để không gây áp lực lên vùng háng.
- Nếu cảm thấy đau quá, cần hạn chế đi chuyển, dành thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối không mang vật nặng. Nhờ sự trợ giúp của người thân trong quá trình đi lại.
- Không đứng trên một chân, không mang các loại giày dép cao gót.
- Nằm ngủ cũng cần đúng tư thế, nằm nghiêng về một bên, giữ người thẳng.
- Nếu vẫn vận động được, nên luyện tập các bài tập cho vùng bụng, hông chậu hoặc tập yoga
- Đi bộ hàng ngày để tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho xương khớp.
- Kết hợp các liệu pháp massage, xoa bóp, châm cứu ở vùng eo, lưng, hông chậu để giảm đau mỏi và nghỉ ngơi hợp lý.
Chúc bạn sớm thoát khỏi các cơn đau và hồi phục sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp đến nhé!
Bạn nên quan tâm:
Ngày đăng: 01/07/2017 - Cập nhật lúc: 5:03 AM , 17/01/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!