Đau khớp háng khi chơi thể thao làm sao nhanh khỏi?

Khi chơi thể thao nếu không cẩn thận dễ khiến khớp háng bị đau. Do đó, làm ảnh hưởng đến việc đi lại và nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến khớp háng. Chính vì vậy, dưới đây là cách giảm đau khớp háng khi chơi thể thao cho bạn đọc tham khảo.

Mức độ tổn thương khớp háng khi chơi thể thao

Trong sinh hoạt thể dục thể thao, chấn thương khớp háng có thể xảy ra ở cơ, gân và dây chằng. Mức độ tổn thương có thể chia làm 3 mức độ:

+ Mức 1: Giãn cơ. Là dạng tổn thương nhẹ nhất, các dây chằng, gân và cơ chỉ bị kéo giãn do vận động quá mạnh. Số lượng bó sợi cơ bị đứt là không nhiều (dưới 25%). Tại thời điểm gặp chấn thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Vài phút sau, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ. Lúc này, dây chằng bị tổn thương buộc bệnh nhân phải ngừng hoạt động và ngồi nghỉ ngơi; nếu tiếp tục vận động, máu sẽ tụ lại nhiều, việc điều trị sau đó sẽ gặp bất lợi.

+ Mức 2: Rách cơ. Số lượng bó sợi cơ bị đứt chiếm khoảng 25-75%. Vết bầm xuất hiện nhiều tại các sợi cơ bị đứt. Người bệnh có thể nghe tiếng “bựt” hay “rắc” tại chỗ bị thương và cảm giác đau dữ dội, phải ngưng hoạt động hoàn toàn. Khớp háng có thể bị mất độ vững khi đứng dậy để đi lại.

+ Mức 3: Đứt cơ. Số lượng bó sợi cơ bị đứt chiếm trên 75%, nhiều sợi bị đứt hoàn toàn làm máu bầm tụ nhiều ngày. Khớp háng bị sưng phù và trở nên lỏng lẻo, một số người thì bị trật khớp không đi lại được.

Đau khớp háng khi chơi thể thao phải làm sao?

Với một số người, bị đau khớp háng khi chơi thể thao có thể không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng với một số khác thì tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày và gây ra sự gián đoạn giấc ngủ. Dưới đây là một số mẹo mà bạn nên biết;

  • Thứ nhất, ngưng tập luyện, vận động vùng bị tổn thương ngay lập tức

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết tại thời điểm gặp chấn thương khớp háng thì cần ngưng tập luyện ngay, không nên vận động mạnh hoặc chơi lại ngay lúc đó. Thay vào đó, hãy tìm cách để giảm triệu chứng, giúp tổn thương ổn định, góp phần làm tổn thương lành tốt.

  • Thứ hai, thực hiện chườm để giảm đau

Nguyên tắc khi bị chấn thương trong chơi thể thao là thực hiện chườm lạnh trước, sau đó mới thực hiện chườm nóng. Một số người thường làm ngược nguyên tắc này nên dẫn đến khu vực bị tổn thương trở nên nặng hơn. Bạn nên nhớ, kể từ thời điểm khớp háng bị đau thì cần chườm đá 3-4 lần/ngày trong vòng 24 – 72h tùy vào chấn thương nhẹ hay nặng. Dùng đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương trong vòng 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút thì chườm tiếp. Chú ý không chườm quá lâu để bị phỏng lạnh.

Sau đó, mới chuyển sang chườm nóng. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc chườm với một túi nước nóng vừa phải để da không bị bỏng. Hoặc có thể chườm nóng bằng một số nguyên liệu đơn giản như muối, ngải cứu, xương rồng, … Sau khi chườm nóng thì có thể thực hiện liệu pháp massage với tinh dầu nhằm giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu.

  • Thứ ba, sử dụng nệm dành riêng cho người đau khớp háng

Biện pháp này rất hữu ích cho giấc ngủ của bệnh nhân bởi tư thế ngủ không thoải mái và khả năng hỗ trợ hạn chế của vùng xương chậu thường gây các cơn đau ở hông, háng. Việc sử dụng một chiếc nệm chuyên dụng để hỗ trợ nâng đỡ cho các vùng bụng, lưng, chân sẽ giúp điều chỉnh tư thế của cơ thể và giảm cơn đau nhức khớp háng. Ngoài ra, việc dùng nệm nâng cao cơ thể còn giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm tại khớp háng.

  • Thứ tư, đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Nếu chấn thương phần mềm thì bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Còn với những chấn thương khớp và xương sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng thì cần thiết phải gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng những máy móc cần thiết để làm giảm đau trước cho bệnh nhân, sau đó mới kiểm tra mức độ để tìm hướng giải quyết tốt nhất.

Cần làm gì để tránh đau khớp háng khi chơi thể thao

Để phòng tránh chấn thương dạng này, nguyên tắc chung là các hoạt động thể thao không được phép vượt quá sức chịu đựng của cơ thể. Trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao, việc cần thiết là khởi động thật kỹ để giúp các nhóm cơ làm quen dần với điều kiện hoạt động, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết rét lạnh. Điều này có tác dụng tăng sự dẻo dai cho cơ, khớp.

Người tập có thể thực hiện các bài tập kéo giãn dải chậu chày hay kéo giãn cơ háng cũng có tác dụng trong việc phòng ngừa chấn thương cơ khép của khớp háng. Đối với bài kéo giãn dải chậu chày, người tập ngồi với chân bị đau gập lại và bắt chéo qua chân kia đang duỗi thẳng. Từ từ xoay eo về phía xa chân bị chấn thương và kéo chân đau lên ngực nhằm kéo giãn bên hông. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 đến 15 giây. Thực hiện động tác 6 đến 8 lần.

Đối với bài tập kéo giãn cơ háng thực hiện như sau: Ngồi với hai bàn chân chạm vào nhau, lưng thẳng, đầu nhìn về phía trước, đặt khuỷu tay trên đầu gối, sau đó từ từ ấn bàn tay xuống từ bên trong đầu gối cho đến khi cảm thấy sự căng cơ bên trong bắp đùi một cách rõ rệt. Giữ tư thế này trong 10 đến 15 giây, lặp lại động tác từ 6 đến 8 lần.

Sau khi đã làm nóng cơ thể thì bắt đầu luyện tập, tập thể thao cần tăng dần mức độ, từ ít đến nhiều, nhẹ đến nặng, không nên tập nặng hoặc tập quá sức. Khoảng 10-15 phút tập thì nên bổ sung nước để cơ thể không bị mất nước. Nếu bị mất nước thì hiệu suất tập luyện sẽ giảm sút, trong khi các cơ bắp sẽ không thể loại bỏ chất thải một cách hiệu quả.

Cuối cùng, nên có một chế độ ăn uống hợp lý giúp các khớp luôn được khỏe mạnh. Bạn nên bổ sung nhiều nguyên tố natri trong bữa ăn vì thiếu hụt chất này có thể làm bạn dễ mắc chứng chuột rút khi luyện tập thể thao.

Chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp bị đau khớp háng khi chơi thể thao nên làm gì. Cảm ơn mọi người đã theo doic bài viết của chúng tôi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng: 02/04/2018 - Cập nhật lúc: 12:59 AM , 04/05/2018

Bình luận

  1. Vincent nguyen says: Trả lời

    Bai viet rat no ich.cam on red gia

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?