Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân do đâu, chữa thế nào?

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi là hiện tượng thường gặp trong nhiều năm trở lại đây. Các chuyên gia cảnh báo số lượng người trẻ tuổi mắc chứng bệnh này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Vậy bạn đã biết nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi là gì chưa? Cách điều trị cụ thể là gì? Những thông tin này sẽ được chúng tôi chuyển tới bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Rảo quanh khu vực khám bệnh của Khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện E Hà Nội chúng tôi thấy có khá là nhiều người có độ tuổi còn trẻ đến đây khám bệnh. Anh Đinh Viết Hồng (32 tuổi, phố Đội Cấn, Hà Nội) có chia sẻ với chúng tôi rằng: “Anh có niềm đam mê thể thao với môn bóng đá rất lớn chính vì thế nên hễ bạn bè rủ đi đá ở đâu anh cũng đi theo. Do thường xuyên chạy nhiều nên thời gian gần đây đầu gối của anh có dấu hiệu bị đau, đôi khi còn nghe tiếng kêu lục cục phát ra. Những ngày này trời Hà Nội chuyển lạnh nên việc đi lại với tôi như một cực hình. Tôi phải cố đi đến đây để kiểm tra xem đầu gối của tôi bị gì”.

dau-khop-goi-o-nguoi-tre-tuoi-ngay-cang-pho-bien.jpg

Còn với chị Mai Linh (nhân viên của một công ty nước ngoài) vừa nói với chúng tôi vừa lấy xoa đầu gối: “Do tính chất công việc của công ty nên thường xuyên phải ngồi một chỗ làm việc, ít đi lại nên đầu gối thỉnh thoảng lại bị đau. Mấy lần trước không sao nhưng lần này đau quá nên tôi phải đi khám xem như thế nào”.

Theo TS.BS Đặng Hồng Hoa khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện E, mỗi năm chúng tôi ghi nhận rất nhiều người trẻ tuổi đến khám xương khớp và tỉ lệ đau khớp gối chiếm tỷ lệ khá cao. Trước đây, độ tuổi trung bình của người đau khớp gối thường là 45 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người làm công việc văn phòng; hoặc những công việc nặng gây sức ép lên khớp gối mới ngoài 30 đã gặp phải triệu chứng này. Một số yếu tố sau đây thường gây ra tình trạng đau khớp gối:

+ Thứ nhất, chấn thương đầu gối. Đầu gối bị chấn thương dễ gây rách dây chằng, nứt xương bánh xè, trật khớp, rách sụn chêm làm đầu gối bị sưng đau.

+ Thứ hai, mắc bệnh béo phì. Những người có cân nặng dư thừa rất dễ bị đau đầu gối. Tuy nhiên, những cơn đau do thừa cân thường diễn biến chậm.

+ Thứ ba, do tính chất công việc. Những công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều, đứng nhiều hoặc những người ngồi một chỗ làm việc cũng dễ bị đau đầu gối.

+ Thứ tư, cơ thể mắc bệnh. Một số bệnh lý như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, loãng xương, bệnh gout, viêm đa khớp dạng thấp đều liên quan đến tình trạng đau khớp gối ở người bệnh.

+ Thứ năm, ăn uống không đủ chất. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết thì sẽ xảy ra một số dấu hiệu để cảnh báo cho người bệnh. Khi bị đau đầu gối cảnh báo cơ thể thiếu hụt vitamin A, C, E, D, K và một số khoáng chất như Fe, K, Zn, …

+ Thứ sáu, căng thẳng và stress. Nghe thì có vẻ chẳng liên quan nhưng các nhà khoa học đã chứng minh căng thẳng, stress sẽ gây ức chế dây thần kinh làm khớp gối bị đau.

Trên đây là một số nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà bạn nên biết. Khi thấy đau khớp gối kéo dài nhiều ngày thì bạn nên đi kiểm tra ngay để tìm hướng xử lý phù hợp.

Chữa đau khớp gối ở người trẻ tuổi như thế nào?

Cũng theo bác sĩ Hoa, hiện nay có rất nhiều người đau khớp gối nhẹ, chỉ thoáng qua nên chủ quan không điều trị. BS giải thích rằng: những cơn đau khớp gối lúc đầu thưa thớt, đau rồi lại giảm đó là do bệnh đang có dấu hiệu lan sang các vùng khác và ngày càng nặng hơn. Nếu như khi phát hiện mà không chịu điều trị, chờ đến khi bệnh phát triển nặng mới chữa thì vô cùng tốn kém chi phí và tốn nhiều thời gian. BS Hoa chia sẻ có khoảng 50% bệnh nhân bị đau khớp gối nặng và không thể chịu đựng được nữa mới tìm đến nhờ bác sĩ cứu giúp.

dau-khop-goi-o-nguoi-tre-tuoi-can-duoc-chua-tri-som.jpg

Đau khớp gối là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau, do đó tìm cách chữa cụ thể thì trước tiên cần đi khám để xác định mình mắc bệnh gì, sau đó mới lên phác đồ điều trị. Chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc một số cách giảm đau khớp gối tạm thời cho hiệu quả tốt:

  • Trong ăn uống nên lựa chọn những thực phẩm có lợi cho xương khớp. Chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần nhỏ vào việc giảm đau khớp gối. Người bệnh nên ăn những nhóm thực phẩm như nhóm canxi, omega 3 (tôm, cua, cá biển, sữa, …); nhóm vitamin D (sữa, ngũ cốc, gan cá, sò, …); nhóm vitamin C (cam, chanh, bưởi, …); nhóm giàu khoáng chất magie (gạo, lúa mì, chuối, mơ khô, rau cải, ..); nhóm tạo chất nhờn (xương ống, cà chua, trái cây tươi, …). Đồng thời không được ăn nhiều món ăn có quá nhiều đường và muối; đồ ngọt, đồ ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Trong hoạt động hằng ngày: đi lại cẩn thận, khi thấy đau thì ngồi nghỉ ngơi; luyện tập thể dục thì chọn những bài tập ít gây sức ép lên khớp gối (đạp xe đạp, bơi lội, đi bộ, …), chú ý cần khởi động kỹ trước khi tập; không mang vác đồ vật quá sức, nhờ người khác khiêng hộ để đảm bảo an toàn; không ngồi xổm; không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, trung bình 30 phút nên đứng lên di chuyển để không làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu.
  • Nếu thấy đau nhức thì thực hiện các cách sau đây: chườm nóng, xoa bóp liên tục đến khi hết đau. Tác dụng của hai cách này là giúp mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông máu tới khớp gối bị đau. Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, vào buổi tối trước khi đi ngủ nên dành 30 phút để có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, có thể dùng thuốc có nguồn gốc từ dân gian, thuốc đông y hoặc thuốc tây để giảm đau.

Bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi có thể ngăn ngừa và chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần phải chủ động trong mọi thứ thì mới cho kết quả tốt. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ phần nào về căn bệnh này. Chúc mọi người vui khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng: 16/03/2018 - Cập nhật lúc: 8:49 AM , 16/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?