Dấu hiệu thoái hóa khớp háng tuổi trẻ và cách điều trị
Trong những năm gần đây, tỷ lệ thoái hóa khớp háng tuổi trẻ đang có khuynh hướng gia tăng mạnh. Chính vì vậy nhóm đối tượng này không nên chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến bệnh như đau, sưng hay cứng khớp háng… Việc điều trị thoái hóa khớp háng tuổi trẻ nên được tiến hành sớm để có thể bảo tồn được tốt nhất chức năng vận động của khớp này.
Với những người trẻ tuổi, việc dư thừa cân nặng, ít vận động hay đam mê các hoạt động thể thao có cường độ mạnh như đá bóng, bóng rổ, chạy marathon… đẩy khớp háng vào tình trạng bị áp lực quá mức và dễ bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến thoái hóa.
Anh Vũ Nguyên Đức, 32 tuổi ngụ Bình Chánh,Tp.HCM là một ví dụ điển hình. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ song anh đã phải sống chung với bệnh thoái hóa khớp háng suốt 3 năm nay. Theo lời anh kể, vốn đam mê đá banh nên ngày nào anh cũng ra công viên chơi cùng mấy anh bạn trong xóm. Ban đầu khớp háng thỉnh thoảng chỉ bị đau nhẹ nên anh tặc lưỡi cho qua vì nghĩ rằng do mình chạy nhảy nhiều. Tuy nhiên càng ngày, cơn đau ở khớp háng càng xuất hiện nhiều và đau nặng hơn tới nỗi anh không thể đi lại. Lúc này anh Đức mới chịu tới bệnh viện khám thì mới tá hỏa là bấy lâu nay mình bị đau là do thoái hóa khớp háng gây ra. Bác sĩ cho biết bệnh của anh tương đối nặng, ngoài việc uống thuốc phải kết hợp cả vật lý trị liệu, đồng thời tránh các hoạt động quá sức. Tất nhiên niềm đam mê đá banh của anh cũng tạm gác lại từ đó.
Trường hợp của anh Nguyên chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp háng mà chúng tôi ghi nhận được bởi theo bác sĩ Phùng Hải Đăng,trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Chợ Rẫy: Trong những năm gần đây tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp háng nói riêng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là hầu hết những người trẻ tuổi lại đi khám khá trễ khiến cho việc điều trị gặp không ít khó khăn và nhiều người còn có nguy cơ bị biến chứng ảnh hưởng đến việc đi lại. Do vậy chúng tôi khuyên bạn bất cứ khi nào nếu nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa khớp háng tuổi trẻ được đề cập dưới đây thì nên tìm tới bác sĩ ngay để được điều trị càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu thoái hóa khớp háng tuổi trẻ
Không có sự khác biệt nhiều so với những đối tượng mắc bệnh khác, người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp háng cũng có những biểu hiện như sau:
- Đau ở khớp háng và các khu vực lân cận như mông, hai bên đùi và bắp chân… Càng vận động mạnh càng cảm thấy đau nặng hơn
- Có cảm giác tê và cứng khớp háng, khó cử động khi ngủ dậy hoặc lúc đứng lên sau khi ngồi trong một thời gian dài.
- Đôi khi khớp gối phát ra những âm thanh lạ khi vận động do phản ứng ma sát của các đầu xương khi lớp sụn bị ăn mòn
- Vùng khớp háng bị thoái hóa lâu ngày có thể teo nhỏ hơn bên không bị bệnh. Lý do bởi khi bị đau thì người bệnh sẽ có khuynh hướng ít vận động khiến cho hệ thống gân cơ và dây chằng quanh khớp háng bị teo và yếu đi
- Khớp háng có thể bị sưng và nóng đỏ khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn
Hiện nay bệnh thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi có thể được chuẩn đoán một cách nhanh chóng thông qua chụp X-quang. Dựa trên kết quả chuẩn đoán hình ảnh này bạn sẽ biết được chính xác tình trạng bệnh tình của mình và được chỉ định những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp háng hiệu quả nhất – Bác sĩ Phùng Hải Đăng cho biết thêm.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng tuổi trẻ
Có nhiều sự lựa chọn trong điều trị thoái hóa khớp háng trẻ tuổi, tuy nhiên trước tiên, việc sử dụng thuốc vẫn là điều cần thiết nhất. Bạn có thể được chỉ định một trong các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Tramadol, Etoricoxia, Diclofenac hay thuốc bôi ngoài da Voltaren Emugel…
- Thuốc ức chế miễn dịch Interleukin 1: Diacerein, Rituximab
- Thuốc corticoid dạng uống hoặc tiêm trong trường hợp có biểu hiện viêm và tràn dịch khớp háng
Liệu pháp vật lý trị liệu cũng giúp nhiều người trẻ tuổi giảm bớt được các triệu chứng của căn bệnh này và ngăn chặn tình trạng thoái hóa tiến triển nặng thêm. Đặc biệt là các bài tập tăng cường cơ bắp, giãn cơ, hay các bài tập kiểm soát cơ bắp thần kinh. Áp dụng chườm nóng và lạnh trên khớp háng bị đau, xoa bóp, trị liệu bằng hydrotherapy,… cũng cho thấy hiệu quả với những bệnh nhân trẻ tuổi.
Cũng theo bác sĩ Phùng Hải Đăng, phẫu thuật có thể được khuyến cáo trong những trường hợp bị bệnh nặng, lớp sụn khớp đã bị phá hủy hoàn toàn và người bệnh có nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Việc phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo có thể giúp người trẻ thoát khỏi chứng bệnh này nhưng khớp háng nhân tạo chỉ có thể tồn tại được khoảng 10-15 năm, sau đó thì bạn phải tiến hành mổ lại và thay khớp mới. Bên cạnh đó chi phí cho một ca phẫu thuật thường khá cao nên đây vẫn là sự lựa chọn sau cùng khi các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng tuổi trẻ khác không đạt được hiệu quả như mong đợi.
BẠN CẦN BIẾT
Ngày đăng: 04/01/2018 - Cập nhật lúc: 3:08 AM , 04/01/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!