5 dấu hiệu nhận biết bị gai khớp gối do thoái hóa gây ra

Về lâm sàng, dấu hiệu gai khớp gối không rõ ràng, cụ thể mà thường đi kèm cùng với các triệu chứng của thoái hóa khớp. Khi sụn khớp bị hư tổn và dẫn đến thoái hóa thì “gai xương khớp gối” hình thành được coi như một hệ quả tất yếu. Tham khảo 5 dấu hiệu gai khớp gối dưới đây để phát hiện căn bệnh này càng sớm càng tốt.

Vì sao khớp gối lại xuất hiện gai xương ?

Khớp gối là một trong những khớp quan trọng của cơ thể tham gia vào các hoạt động của chi dưới, giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Khớp gối là nơi tiếp giáp giữa 3 xương với cấu trúc bao gồm lồi cầu đùi (xương đùi), mâm chày (xương chày) và xương bánh chè. Bao bọc các đầu xương là sụn khớp, bao khớp cũng với các hệ thống gân cơ, dây chằng có nhiệm vụ giữ vững cho khớp gối và các xương.

Nguyên nhân bị gai khớp gối
Nguyên nhân bị gai khớp gối

Vì là khớp thường xuyên vận động nên khớp gối luôn phải gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Cũng chính vì vậy mà khớp gối rất dễ bị suy yếu theo thời gian. Cùng với quy luật lão hóa tự nhiên, khi tuổi tác càng cao thì sụn khớp cũng dần bị thoái. Lượng dịch khớp tiết ra quá ít dẫn đến khô khớp, sụn khớp bị ăn mòn, xơ mỏng và nứt loét nên không thể đảm bảo chức năng bảo vệ các đầu xương. Khi cử động khớp gối, các đầu xương dưới sụn sẽ cọ sát trực tiếp với nhau gây đau. Tình trạng này càng khiến sụn khớp bị tổn thương nặng nề, không chỉ vậy, các mô xương dưới sụn cũng bị phá hủy và dẫn đến khuyết xương. Lúc này, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng cường canxi để khắc phục các phần xương bị khuyết nhưng quá trình này lại vô tình khiến canxi lắng động ở các mô sụn , mô sưới sụn và dẫn đến sự hình thành các “gai xương” ở khớp gối.

“Mọc gai xương” là tên gọi nôm na và dễ hiểu cho quá trình lắng tụ canxi ở các mô sụn và dưới sụn. Thực chất, đây là tổn thương khuyết xương và vôi hóa, là hệ quả của quá trình thoái hóa ở khớp do sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp, cũng như xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này do nhiều nguyên nhân như quá trình lão hóa cơ thể theo quy luật tuổi tác (người cao tuổi), tính di truyền (người cùng huyết thông), các vấn đề về chuyển hóa ( gặp ở người béo phì, đái tháo đường..), sự thay đổi nội tiết tố (phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh, người bị suy giảm hormone), các chấn thương ở khớp…

Các dấu hiệu gai khớp gối và cách nhận biết

Là hệ quả tất yếu của quá trình thoái hóa khớp gối, các dấu hiệu gai khớp gối cũng đi kèm với các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Gai khớp gối cũng rất khó nhận biết và chỉ nhận thấy khi kiểm tra bằng chụp phim Xquang. Thông thường, người bị gai khớp gối có các biểu hiện sau đây:

1. Đau khớp gối

Đau khớp - Dấu hiệu gai khớp gối thường gặp
Đau khớp – Dấu hiệu gai khớp gối thường gặp

Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy đau mơ hồ, thoáng qua, đau rồi tự hết hoặc khi đi lại nhiều do gai chỉ mới bắt đầu hình thành, còn nhỏ li ti nên chưa thương tổn gì nhiều. Về sau, khi gai phát triển to lên, mức độ đau nhức càng tăng lên khiến người bệnh bị đau khủng khiếp. Người bệnh chỉ cần cử động nhẹ khớp gối, co duỗi gối cũng thấy đau do gai dẹt và sắc nhọn ở hai đầu xương cọ sát vào nhau và chèn ép lên các dây thần kinh, gân cơ, sụn khớp.

Cơn đau khớp gối có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày với nhiều mức độ khác nhau kèm theo đau nhói, tê buốt. Khi dịch khớp càng suy giảm thì khớp càng bị khô nhiều hơn, bệnh nhân sẽ bị đau liên tục, đau cả ngày lẫn đêm. Nằm nghỉ ngơi cũng nhức mà đi lại thì càng đau nhức, lên xuống cầu thang cũng khó khăn khiến bệnh nhân chỉ muốn nằm một chỗ.

2. Khớp gối phát ra âm thanh lục cục hay lạo xạo

Tình trạng khô khớp trong bệnh lý thoái hóa khớp còn kéo theo sự xuất hiện của các âm thanh lục cục hay lạo xạo phát ra từ trong khớp gối khi bệnh nhân đứng lên, ngồi xuống. Do dịch khớp không đủ để bôi trơn ổ khớp nên hai đầu xương và sụn cọ sát vào nhau làm phát ra âm thanh, cùng với đó là sự cọ sát giữa các gai xương ở sụn và xương dưới sụn khiến bệnh nhân vừa bị đau nhức vừa nghe thấy âm thanh lục cục, lạo xạo từ khớp gối. Khi thấy triệu chứng gai khớp gối bất thường này, người bệnh cần đi thăm khám sớm.

3. Biểu hiện cứng khớp

Cứng khớp - Biểu hiện gai khớp gối
Cứng khớp – Biểu hiện gai khớp gối

Cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy là một trong những biểu hiện của bệnh gai khớp gối, thoái hóa khớp gối rất đặc trưng. Khi khớp gối vị vôi hóa và xuất hiện gai xương thì khớp gối thường rất khó cử động linh hoạt. Đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào sáng sớm, người bệnh thường thấy khớp gối bị cứng và không thể co duỗi chân, nếu càng cố thực hiện thì càng đau nhói, Tình trạng này thường kéo dài không quá 30 phút và được cải thiện khi người bệnh xoa bóp và tập vận động.

4. Gai khớp gối gây sưng và tấy đỏ dưới da

Gai xương xuất hiện khiến màng hoạt dịch bị viêm có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối và khiến khớp bị sưng trướng lên, vừa gây đau vừa gây hạn chế vận động. Chưa hết, ngoài sưng khớp đột ngột, mô sụn bị vôi hóa cũng làm xuất hiện các vùng tấy đỏ dưới da và gây đau rát. Tùy mức độ nặng nhẹ mà có thể bị sưng nhiều hay sưng ít, đau nhiều hay đau ít.

5. Hạn chế vận động

Triệu chứng gai khớp gối gây cản trở vận động
Triệu chứng gai khớp gối gây cản trở vận động

Người bị gai khớp gối thường khó đứng vững, mất thăng bằng và rất dễ ngã khi đi lại do gai xương mọc dày khiến khớp gối bị biến dạng, lệch trục, cơ bắp chân và đùi cũng bị ảnh hưởng và có biểu hiện teo cơ, yếu cơ. Cùng với các biểu hiện gai khớp gối như đau nhức khớp, cứng khớp, sưng tấy đỏ ở khớp, người bệnh càng bị hạn chế vận động ở chi dưới. Một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng tăng thân nhiệt, sốt cao, đau nhức toàn thân…

Lưu ý:

Để nhận biết và chẩn đoán chính xác bệnh gai khớp gối, ngoài việc thăm khám các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân cần được chụp phim X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI… giúp nhận biết mức độ nặng nhẹ của tổn thương do gai xương. Từ đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp nhằm phục hồi và duy trì chức năng của khớp gối. Do đó, khi phát hiện thấy các dấu hiệu gai khớp gối trên đây, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Ngày đăng: 04/01/2017 - Cập nhật lúc: 6:59 AM , 15/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?