Đậu bắp có tác dụng gì ? Chữa được bệnh gì ?

Đậu bắp có tác dụng gì ? Nhiều người ăn đậu bắp vì nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đậu bắp còn có rất nhiều công dụng và khả năng chữa bệnh được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Cùng xem thử đậu bắp có tác dụng gì và chữa được bệnh gì để tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn nhé!

Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp

Đậu bắp có tên khoa học là Hibiscus esculentus, thuộc họ Bông (Malvaceae). Ngoài ra, đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như bắp chà, mướp tây, bông vàng hay thảo cà phê… Đậu bắp có nguồn gốc từ châu Phi với khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt nên thường được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt và ôn đới.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong đậu bắp có chứa vitamin A, vitamin B1 và B9, vitamin C, vitamin K; các khoáng chất như canxi, magie, kali, mangan, folacin, thiamin… mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể.

THAM KHẢO:

Các loại thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho khớp

Bị khô dịch khớp gối nên ăn thực phẩm gì ?

Đậu bắp có tác dụng gì ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu bắp có giá trị dinh dưỡng cao, nếu sử dụng đậu bắp thường xuyên sẽ cho những tác dụng sau đây:

Giúp no lâu, hỗ trợ giảm cân: Đậu bắp giàu chất xơ và chứa rất ít calo nên giúp bạn cảm thấy no lâu, thỏa mãn được cơn đói của mình mà không phải lo bị tăng cân nếu ăn quá nhiều.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ của đậu bắp có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu nước giúp phân trơn và dễ dàng đi tiêu. Chưa kể, chất nhầy của quả đậu bắp cũng giúp bôi trơn ruột, nhuận tràng, nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ, cũng như các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.

Có lợi cho gan và thận: Đậu bắp có khả năng thanh lọc và giải độc, ăn đậu bắp sẽ giúp giải độc gan và thận, lợi tiểu.

Kiểm soát cholesterol, có lợi cho tim mạch: Các chất pectin trong đậu bắp sẽ làm giảm các cholesterol xấu trong máu và góp phần cải thiện chức năng của tim mạch, rất thích hợp với những người có cholesterol huyết cao hoặc người bị cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

Ổn định lượng đường trong máu: Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp có tác dụng điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non.

Tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư: Chất xơ trong đậu bắp giúp bồi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, đối phó bệnh tật. Chưa kể, các hoạt chất chống oxy hóa trong đậu bắp cũng hỗ trợ quá trình tiêu diệt các gốc tự do gây ung thư.

Bồi dưỡng sức khỏe thai phụ và thai nhi: Hàm lượng acid folic cực cao trong đậu bắp là thành phần vô cùng quan trọng và cần thiết cho các mẹ bầu và thai nhi. Nó giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đồng thời tăng cường sức khỏe cho các mẹ bầu.

Tốt cho hệ hô hấp: Vitamin C trong đậu bắp được chứng minh là có khả năng đẩy lùi các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn. Thường xuyên ăn đậu bắp sẽ giúp cải thiện các triệu chứng thở khò khè ở trẻ em.

Giúp xương chắc khỏe: Đậu bắp giàu vitamin B9 (folate) và vitamin K, hai loại vitamin cứu tinh của xương khớp có tác dụng ngăn ngừa mất xương và loãng xương, thoái hóa khớp xương.

Tăng cường thị lực: Vitamin A và C dồi dào trong quả đậu bắp giúp tăng cường thị lực, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Dưỡng da và tóc: Không chỉ có lợi cho mắt, vitamin C trong đậu bắp còn giúp làm sáng da, mượt tóc, ngừa lão hóa da, giúp làn da căng min và tươi trẻ hơn nhờ thúc đẩy sự phát triển và trẻ hóa của tế bào da và collagen.

Đậu bắp chữa được bệnh gì ?

Ngoài những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đậu bắp còn có khả năng chữa được các bệnh sau:

Chữa ho và viêm họng

Bạn lấy lá và rễ cây đậu bắp đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Mỗi ngày sắc khoảng 10 – 16g để lấy nước uống hoặc hãm uống thay trà. Ngoài ra, dùng nước này để súc miệng cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Chữa loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa

Mỗi ngày, dùng cành non của cây đậu bắp luộc ăn.

Chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu thường khiến người bệnh đi tiểu khó khăn. Trong trường hợp này, hãy lấy đậu bắp non thái mỏng nấu và ăn với cơm. Cách khác, dùng lá, thân, rễ cây đậu bắp sắc lấy nước uống, mỗi ngày sắc uống khoảng 40g.

Hỗ trợ chữa đái tháo đường và bệnh thận

Cách 1: Lấy 2 quả đậu bắp cắt bỏ đầu, cắt đôi theo chiều dọc rồi ngâm vào ly nước nguội để qua đêm. Đến sáng hôm sau thì vớt đậu bắp ra, uống nước đậu bắp trước khi ăn sáng.

Cách 2: Chuẩn bị 2 quả đậu bắp, 1/2  lá sa kê non, 5 cái đọt ổi, 1 miếng đậu hũ non và chút muối. Đem đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non thì rửa sạch, còn đậu hũ thì cắt miếng cho vừa ăn. Sau đó, đun 1 nồi nước cho thật sôi thì cho đậu hũ và đậu bắp vào, sau đó 2-3 phút thì cho lá sa kê và đọt ổi, thêm muối cho vừa miệng rồi ăn nóng với cơm.

Lưu ý khi dùng đậu bắp

  • Đậu bắp có tính mát nên ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thì không nên dùng đậu bắp.
  • Nên chọn mua quả đậu bắp vừa phải, không bị thâm cuống, bề mặt mịn màng với màu xanh thẫm.
  • Trước khi dùng nên rửa sạch đậu bắp thật kỹ vì lông tơ trên vỏ đậu bắp có bám bụi bẩn và thuốc trừ sâu.
  • Khi chế biến, không nên nấu đậu bắp quá chín, nên nấu đậu bắp ở nhiệt độ thấp để bảo toàn các dưỡng chất.

Ngày đăng: 11/07/2017 - Cập nhật lúc: 4:56 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?