Cứng khớp ngón tay buổi sáng là bị gì ? Khắc phục thế nào ?

Cứng khớp ngón tay buổi sáng là hiện tượng tượng gì? Rất nhiều người có dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng nhưng không biết nguyên nhân vì sao? Cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được biểu hiện bất thường của cơ thể và biết cách xử lý kịp thời.

Cứng khớp ngón tay buổi sáng là bị gì ?

Cứng khớp ngón tay buổi sáng là dấu hiệu phổ biến của bệnh thoái hóa khớp ngón tay, thường gặp ở những người lớn tuổi, người bị di chấn do chấn thương, người lao động tay chân, phụ nữ làm nội trợ, người béo phì…

Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa hóa khớp ngón tay gây ra hiện tượng cứng khớp là do quá trình lão hóa xương khớp khi tuổi cao hoặc di chứng từ chấn thương ở bàn tay, ngón tay sau tai nạn lao động, tai nan giao thông, tai nạn khi chơi thể thao hay đơn giản, té ngã bất cẩn… Các chấn này có thể là gãy xương, trật khớp, tổn thương cơ hay sụn khớp, xương dưới sụn cùng với quá trình lão hóa xương khớp, lâu ngày gây hư hại sụn khớp và xương dưới sụn, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Khi bị thoái hóa khớp ngón tay, lượng máu nuôi dưỡng vùng khớp ngón tay bị giảm sút. Sụn khớp được nuôi dưỡng kém nên dần bị bào mòn và suy giảm chức năng. Đầu xương dưới sụn không có sụn khớp bảo vệ nên dần bị lộ rõ và ma sát trực tiếp với nhau khi người bệnh cử động khớp, đồng thời chèn ép lên các dây thần kinh và gây đau nhức ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay thường gặp ở ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa vì đây là những ngón thường xuyên phải mang, xách, cầm, nắm hay thực hiện các động tác hàng ngày.

cung-khop-ngon-tay-buoi-sang-la-bi-gi-khac-phuc-the-nao-2

Một trong những triệu chứng thường gặp ở những người bệnh thoái hóa khớp là cứng khớp vào buổi sáng, còn được gọi là dấu hiệu phá rỉ khớp. Đối với thoái hóa khớp ngón tay, bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay vào buổi sáng kéo dài từ 10-30 phút, khó cử động ngón tay, không thể cầm nắm vật gì. Không chỉ bị cứng khớp vào buổi sáng mà sau một thời gian nghỉ ngơi, ít vận động bàn tay, ngón tay, người bệnh cũng gặp phải tình trạng cứng khớp, phải xoa bóp và vận động một lúc thì ngón tay mới cử động bình thường trở lại.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Khắc phục tình trạng cứng khớp ngón tay buổi sáng như thế nào ?

Đau khớp, cứng khớp, khó vận động khớp lâu ngày sẽ khiến cơ ngón tay bị teo nhỏ, ngón tay bị biến dạng và người bệnh khó có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ làm biến dạng toàn bộ bàn tay, thậm chí là mất khả năng cầm nắm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Vậy, làm cách nào để khắc phục tình trạng cứng khớp ngón tay buổi sáng do thoái hóa khớp ngón tay?

Khi xuất hiện dấu hiệu cứng khớp ngón tay vào buổi sáng, người bệnh cần đến chuyên khoa cơ xương khớp để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác gây cứng khớp ngón tay. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các giải pháp điều trị bệnh triệt để, cải thiện các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.

Bên cạnh đó, để giảm đau nhức và cứng khớp ngón tay,người bệnh cần bổ sung các vitamin và khoáng chất vi lượng như vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin D, canxi, magie, kẽm, sắt… để chống lão hóa, giảm đau, chống viêm, tăng độ bền cho xương khớp. Các hoạt chất như Glucosamine, Collagen type II, Chondroitin sulfate,… cũng cần được cung cấp cho để thể để nuôi dưỡng sụn khớp, tăng tái tạo sụn, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và sữa chữa các tổn thương ở xương khớp hiệu quả. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe phục hồi tốt nhất.

Ngày đăng: 19/01/2017 - Cập nhật lúc: 8:28 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?