Có nên phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo không ?
Hiện nay, với sự phát triển của y học kỹ thuật, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo không còn xa lạ và ngày càng được áp dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Tuy nhiên, có rất nhiều người bệnh đứng trước sự lựa chọn thay khớp khớp háng nhân tạo lại phân vân không biết có nên phẩu thuật thay khớp háng nhân tạo không ? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp qua các thông tin sau đây, mời bạn cùng theo dõi.
Tìm hiểu về khớp háng nhân tạo
Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu, là khớp lồi cầu – ổ cối với xương đùi hình cầu di động xoay tròn trong ổ cối. Khớp háng có thể chuyển động nhiều hướng như gập duỗi, xoay trong xoay ngoài, dạng và khép…Với biên độ vận động lớn nhưng khớp háng rất ít khi bị trật nhờ hệ thống dây chằng bao khớp và cơ quanh khớp rất chắc khỏe. Vì vậy, khớp háng có thể phối hợp với các xương khớp khác thực hiện các động tác đi đứng, chạy nhảy, đứng lên, ngồi xuống, bước lên, bước xuống…
Cấu tạo của khớp háng nhân tạo cũng giống như khớp háng của con người, bao gồm một ổ cối được gắn chặt vào xương chậu và một chỏm hình cầu nối với cán dài hình mỏ để gắn chặt vào ống tủy đầu trên xương đùi. So với khớp háng bình thường tuy có hạn chế hơn đôi chút nhưng khớp háng nhân tạo vẫn có biên độ vận động khá tốt.
Có nhiều loại khớp háng như khớp háng nhân tạo toàn phần, khớp háng nhân tạo bán phần, khớp háng nhân tạo bán phần lưỡng cực, khớp háng nhân tạo có xi măng hay không có xi măng. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thay loại khớp háng phù hợp.
Có nên phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo không ?
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ đi phần khớp háng bị hư hại, là phần chỏm xương đùi và thay thế bằng khớp háng mới là phần chỏm bằng kim loại hoặc sứ có chuôi cắm vào tủy xương đùi và ổ cối mới gắn vào xương chậu.
Mục đích của việc thay khớp háng nhân tạo là phục hồi chức năng vận động của khớp háng ở những bệnh nhân bị hư khớp háng gây hạn chế vận động do bệnh lý về khớp hay chấn thương. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Gãy cổ xương đùi, thường gặp ở người cao tuổi (> 60 tuổi) do loãng xương hoặc người trẻ do chấn thương.
- Mắc các bệnh lý thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi, viêm nhiễm trùng khớp háng… mà điều trị nội khoa không có kết quả, khớp háng bị hư hại nặng.
Tùy theo mức độ bệnh, loại chấn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đánh giá thương tổn và chỉ định kỹ thuật thay khớp phù hợp.
Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ từ 10-15 năm, có khi lên đên 20 năm. Sử dụng khớp háng nhân tạo sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi khả năng vận động khớp háng, đi lại dễ dàng và tránh được những biến chứng nguy hiểm, thoát được nguy cơ tàn phế.
Vì phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật quan trọng, có khả năng mất máu khá nhiều và đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối nên nguy cơ về biến chứng cũng không nhỏ. Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần được theo dõi tại bệnh viện từ 7-10 ngày để thực hiện các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật, tập vật lý trị liệu và tập vận động để quen với khớp háng mới và ngăn chặn các biến chứng như nhiễm trùng, tụ máu, trật khớp không may xảy ra.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày đăng: 20/12/2016 - Cập nhật lúc: 4:41 AM , 05/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!