Chữa trị bệnh phong thấp nên uống thuốc gì tốt ?

“Chữa trị bệnh phong thấp nên uống thuốc gì tốt” là một trong rất nhiều thắc mắc của độc giả gửi về cho chuyên mục thoaihoakhop.net. Nhân đây, chúng tôi cũng xin được được giải đáp yêu cầu của quý độc giả để giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị căn bệnh này, cũng như lựa chọn được phương pháp chữa bệnh phong thấp phù hợp.

Phong thấp là bệnh gì?

Phong thấp là căn bệnh xương khớp phổ biến hiên nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nhiều người. Bệnh phong thấp còn được gọi là tê thấp hay phong tê thấp, thuộc chứng Tý (nghĩa là chứng bệnh bị bế tắc, khí huyết ngưng trệ, kém lưu thông). Phong thấp hình thành do Phong, Hàn, Thấp Nhiệt thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập và lưu trú tại kinh lộ, cơ nhục, khớp xương và gây thương tổn huyết mạch và tim. Từ đó, gây đau nhức xương khớp, tay chân sưng nóng đỏ và tê bại, nặng nề.

Nếu bạn đang thắc mắc Bị đau nhức xương khớp toàn thân nên đi khám ở đâu ? có thể tham khảo các địa chỉ chữa đau nhức xương khớp tại đây.

Phong thấp được chia thành 4 chứng bệnh chính là:

  • Hành tý
  • Thống tý
  • Trước tý
  • Nhiệt tý

Chữa trị bệnh phong thấp nên uống thuốc gì tốt ?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh phong thấp bao gồm điều trị theo Đông y, Tây Y và điều trị phong thấp bằng thuốc Nam. Mỗi phương pháp có cách điều trị khác nhau với bài thuốc khác nhau tùy theo từng thể bệnh. Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng có những ưu điểm và những hạn chế riêng. Vì vậy, chữa trị bệnh phong thấp nên uống thuốc gì tốt cần phải dựa vào tình trạng và mức độ bệnh, cơ địa người bệnh… để lựa chọn bài thuốc cho phù hợp.

Chữa trị bệnh phong thấp theo Đông y

Đông y căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, vị trí và tính chất của bệnh để phân loại bệnh phong thấp. Phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc uống, thuốc xoa đắp/xông./bôi tẩm khớp sưng để giúp khí huyết lưu thông. Tùy theo các triệu chứng phong thấp mà áp dụng các bài thuốc sau đây:

Phong thấp thể hành tý:

♦ Triệu chứng: Đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

♦ Bài thuốc: Thổ phục linh 16g, Thương nhĩ tử 16g, Hi thiêm 16g, Phòng phong 12g, Đương qui 12g, Khương hoạt 12g, Bạch thược 12g, Uy linh tiên 12g,  Ý dĩ 12g, Tỳ giải 12g, Tần giao 8g, Quế chi 8g, Bạch chỉ 8g, Ma hoàng 8g, Bạch linh 8g, Cam thảo 6g.

Phong thấp thể thống tý:

♦ Triệu chứng: Đau dữ dội ở một khớp, trời lạnh thì cơn đau càng tăng, chườm nóng thì đỡ, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.

♦ Bài thuốc: Ý dĩ 12g, Thương nhĩ tử 12g, Thiên niên kiện 8g, Can khương 8g, Xương truật 8g, Uy linh tiên 8g, Xuyên khung 8g, Bạch linh 8g, Bạch thược 8g, Hoàng kì 8g, Ngưu tất 8g, Quế chi 8g, Ma hoàng 8g.

Phong thấp thể trước tý: 

♦ Triệu chứng: Các khớp nhức mỏi và đau một chỗ, tê bì và đau các cơ, vận động khó khăn, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn.

♦ Bài thuốc: Ý dĩ 16g, Đẳng sâm 12g, Xương truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch chỉ 12g, Ngũ gia bì 12g, Đan sâm 12g, Độc hoạt 8g, Phòng phong 8g, Ma hoàng 8g, Quế chi 8g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g, Khương hoạt 8g, Ô dược 8g, Cam thảo 6g.

Phong thấp thể nhiệt tý:

♦ Triệu chứng: Cơ khớp sưng nóng đỏ, đau, sốt, ra mồ hôi nhiều, sợ nóng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

♦ Bài thuốc: Thục địa 24g, Can khương 20g, Hoàng bá 12g, Tỏa dương 12g, Quy bản 12g, Bạch thược 8g, Tri mẫu 8g, Trần bì 6g.

Ưu điểm của phương pháp: Các vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên nên ít gây tác dụng phụ đối với cơ thể, phù hợp với người bệnh phong thấp gặp vấn đề ở gan, thận, dạ dày.

Hạn chế: Chữa trị bệnh phong thấp bằng thuốc Đông y thường cho hiệu quả chậm, thời gian điều trị kéo dài.

Chữa trị bệnh phong thấp bằng bài thuốc Nam

Chữa phong thấp bằng cây thuốc Nam là phương pháp chữa bệnh từ lâu đời nhờ sử dụng các cây thuốc quen thuộc và dễ kiếm. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa phong thấp hiệu quả được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo:

Chữa phong thấp bằng lá lốt:

Lá lốt có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt nên ngoài việc dùng làm rau ăn, dân gian còn dùng lá lốt để chữa đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp. Người ta có thể dùng lá lốt để sắc nước uống hàng ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc khác (15g lá lốt, 15g dây đau xương, 20g dây chìa vôi sao vàng và hạ thổ rồi sắc nước uống) để chữa bệnh tốt hơn.

Ngoài công dụng chữa bệnh phong thấp, lá lốt còn có khả năng giảm đau khớp do thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm khớp,… Trường hợp bị đau lưng do gai cột sống, hãy tham khảo cách Chữa gai cột sống bằng lá lốt như thế nào hiệu quả ? sẽ giúp bạn cải thiện bệnh tình nhanh chóng.

Chữa phong thấp bằng cây chìa vôi:

Cây chìa vôi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp nên được dùng để chữa chứng phong thấp gây đau nhức xương khớp và tê mỏi tay chân, đặc biệt là vào những khi trời lạnh. Dân gian dùng cây chìa vôi chữa phong thấp bằng cách dùng riêng chìa vôi, hoặc kết hợp với lá lốt, dây đay xương, cành dâu, thiên niện kiện, cỏ xước… với liều lượng phù hợp rồi sắc nước uống để giúp làm giảm nhanh cơn đau.

Ưu điểm của phương pháp: Các vị thuốc rất dễ kiếm và rẻ tiền, dễ thực hiện tại nhà, không gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.

Hạn chế: Chữa trị bệnh phong thấp bằng thuốc nam tuy tốt nhưng hiệu quả lại rất chậm, bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài thì mới nhận thấy được hiệu quả.

Chữa trị bệnh phong thấp bằng thuốc Tây y

Điều trị phong thấp bằng thuốc Tây y (thuốc tân dược) là cách chữa phổ biến nhất hiện nay. Các thuốc tân dược được sử dụng để chữa phong thấp bao gồm:

♦ Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Paracetamol, Pirocicam, Meloxicam, Mobic, Ibuprofen, Voltaren, Felden,…

♦ Thuốc Corticoid: Dexamethason, Prednisonon, Glucocorticoid,…

♦ Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,…

♦ Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Methotrexat, Cyclosporin A, Sulfasalazin, Glusamin sulphat…

♦ Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh:  Gliatilin, Galantamine, Citicolin,…

♦ Thuốc tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não: Tanakan, Cavinton, Piracetam,…

♦ Các vitamin nhóm B như: B1, B6, B12.

Việc sử dụng các thuốc này phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.

Ưu điểm của phương pháp: Dễ sử dụng, tiện lợi.

Hạn chế: Các thuốc này có thể gây tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, xương khớp, quá trình đông máu, hệ miễn dịch,…

Vậy, chữa trị bệnh phong thấp nên uống thuốc gì tốt ? Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Với những người bị phong thấp kèm theo các vấn đề ở gan, thận, dạ dày, hệ miễn dịch yếu thì nên dùng thuốc Đông y hoặc thuốc Nam có nguồn gốc thảo dược sẽ tốt hơn.

Bệnh nhân có thể chữa trị phong thấp bằng các bài thuốc Nam, thuốc Đông y, dùng thuốc Tây y hoặc điều trị kết hợp nhiều phương pháp, áp dụng thêm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh phong thấp và ngăn ngừa các biến chứng tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp nào, bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám và kiểm tra đầy đủ. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách chữa phù hợp để mang đến hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Ngày đăng: 21/08/2017 - Cập nhật lúc: 4:31 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?