Chữa thoái hóa khớp muộn có nguy hiểm không ?

Chữa thoái hóa khớp muộn có nguy hiểm không? Thoái hóa khớp được xem là căn bệnh tuổi già, xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh thường chủ quan và không lo điều trị sớm khi bệnh vừa khởi phát. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, gây mất khả năng vận động khi bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn muộn.

Chữa thoái hóa khớp muộn có nguy hiểm không ?

chua-thoai-hoa-khop-muon-co-nguy-hiem-khong-1

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn do sự mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại các tế bào sụn khớp. Theo thời gian, xương khớp của con người có nhiều sự thay đổi và trở nên suy yếu, cùng với những tác động xấu từ bên ngoài khiến xương khớp dần trở nên lão hóa, các chức năng của xương khớp bị ảnh hưởng và không đáp ứng được nhu cầu vận động. Sụn khớp ngày càng bị hao mòn, lượng dịch nhầy bôi trơn ổ khớp và nuôi dưỡng sụn khớp giảm dần khiến sụn khớp trở nên mỏng và xơ hóa, khô khớp. Sự hư hại sụn khớp kéo theo hàng loạt các tổn thương ở xương dưới sụn, màng hoạt dịch, gân, cơ và dây chằng. Các tế bào dưới sụn mất đi sự bảo vệ  bị viêm và hình thành các mỏm gai xương, cọ sát vào các đầu xương và gây đau, gây biến dạng khớp, mất khả năng vận động khớp.

chua-thoai-hoa-khop-muon-co-nguy-hiem-khong-2

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị sớm và kịp thời, chờ đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn thì mới lo điều trị thì khả năng thành công là rất thấp. Khi đó, bệnh thoái hóa khớp đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm không chỉ gây đau đớn, suy nhược thể chất mà còn khiến bệnh nhân bị hạn chế đi lại hoặc có thể bị tàn phế, là gánh nặng cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội.  Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở cột sống, khớp háng, khớp gối, khớp bàn tay, khớp ngón chân… Ngoài việc phải chịu đựng những cơn đau khớp, cứng khớp, bệnh nhân bị thoái hóa khớp có thể gặp biến chứng mọc gai xương  ở khớp, phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp, tràn dịch khớp, thoát vị hoạt dịch khớp (khớp gối), gây biến dạng khớp và hạn chế. Đối với thoái hóa cột sống, bệnh nhân bị co cứng cơ cạnh cột sống, cơ thang, khó thực hiện các động tác xoay cổ, cúi cổ, ngửa cổ, gù, vẹo cột sống hoặc gây chèn ép và gây đau thần kinh tọa, tê bì chân… dẫn đến tàn phế.

Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp trước khi quá muộn

Điều trị thoái hóa khớp là một quá trình phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được nhận biết và điều trị thoái hóa khớp từ sớm, khả năng phục hồi là rất cao. Bênh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc kích thích mô sụn như Glucosamin, Chondroitin sulfate, tiêm Corticoid vào khớp hoặc tiêm chất nhờn Hyarulonic Acid…. theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp nặng, khớp bị hư hại nhiều, lệch trục khớp, tổn thương dưới sụn…. phương pháp thay khớp sẽ được xem xét để giúp bệnh nhân cải thiện các Triệu chứng thoái hóa khớp và phục hồi chức năng vận động khớp.

chua-thoai-hoa-khop-muon-co-nguy-hiem-khong-3

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được yêu cầu điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, hạn chế vận động quá sức, làm việc nặng, tránh bê vác vật nặng, leo cầu thang quá nhiều hoặc tránh các môn thể thao vận động mạnh… để tránh làm tổn thương đến khớp. Đồng thời, kết hợp tập luyện và chăm sóc sức khỏe xương khớp cũng cần được người bệnh quan tâm để ngăn ngừa tái phát và các biến chứng thoái hóa khớp.

Ngày đăng: 15/02/2017 - Cập nhật lúc: 8:18 AM , 05/12/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?