Chữa dứt điểm bệnh vôi hóa cột sống bằng bài thuốc dễ tìm
Làm cách nào để chữa dứt điểm bệnh vôi hóa cột sống ? Tham khảo các bài thuốc chữa vôi hóa cột sống dễ tìm từ thảo dược thiên nhiên là phương pháp đơn giản và an toàn mà bạn không nên bỏ qua nếu đang gặp phải căn bệnh vôi hóa cột sống.
Vôi hóa cột sống là tình trạng canxi lắng tụ tại dây chằng bám ở thân đốt sống, đĩa sụn hay các mấu của cột sống dẫn đến sự hình thành gai xương. Vôi hóa cột sống thường xuất hiện phổ biến ở người già đi cùng với quá trình thoái hóa xương khớp. So với nữ giới, tỉ lệ nam giới bị vôi hóa cột sống thường cao hơn, ngoại trừ phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Nhận biết bệnh vôi hóa cột sống để điều trị hiệu quả
Nguyên nhân chính khiến cột sống bị vôi hóa là do sự lắng đọng canxi ở dây chằng và sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp gây chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống và gây ra những cơn đau ở cột sống. Vôi hóa cột sống là căn bệnh thuộc về bệnh lý thoái hóa cột sống, là hệ quả của quá trình thoái hóa sụn khớp ở tuổi già. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khiến quá trình vôi hóa cột sống và thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn như chấn thương liên tục ở cột sống, sai tư thế lao động và sinh hoạt (thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, khuân vác vật nặng…), chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến thừa cân, béo phì…
Bệnh vôi hóa cột sống có thể không gây đau nhức nếu gai xương xuất hiện ở cạnh hoặc phía trước cột sống và không cọ sát vào tủy sống hoặc rễ dây thần kinh phía sau. Tuy nhiên, nếu gai xương cọ sát với các xương khác hoặc chèn ép lên các phần mềm quanh cột sống như dây chằng, rễ dây thần kinh sẽ gây đau nhức ở vùng cổ hoặc thắt lưng tùy thuộc vào vị trí gai xuất hiện, giới hạn vận động cột sống… Bên cạnh đó, vôi hóa cột sống còn có khả năng chèn ép lên dây thần kinh gây thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, tê tay chân, teo cơ yếu cơ hoặc mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện
CHÚ Ý:
Các triệu chứng vôi hóa cột sống thường khá giống và dễ nhầm lẫn với các bệnh về cột sống khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Vì vậy, người bệnh cần phải được bác sĩ thăm khám cụ thể để đưa ra kết luận chính xác.
Chữa vôi hóa cột sống dứt điểm bằng bài thuốc dễ tìm
Trong kho tàng y học dân gian có khá nhiều bài thuốc chữa vôi hóa cột sống hiệu quả bằng các thảo dược thiên nhiên. Với ưu điểm dễ tìm, dễ sử dụng và ít gây tác dụng cho cơ thể, không ít bệnh nhân bị vôi hóa cột sống đã đặt nhiều niềm tin vào các bài thuốc thiên nhiên thay vì thuốc tân dược.
Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống nhờ hạt đu đủ của chị Thu Hạnh (42t, Q3, Tp.HCM)
“Tôi từng bị vôi hoá 2 đốt sống cổ C4, C5. Vì tôi thấy đau là đi khám liền nên bệnh mới giai đoạn đầu, chụp phim X-quang thấy chưa có gai xương nên rất mừng. Bác sĩ có kê thuốc điều trị cho tôi và kiểm tra theo định kỳ nhưng vì tôi bị thận yếu nên uống thuốc tây xong thấy rất mệt. Điều trị khoảng 1 tháng tôi theo không nổi, người bị yếu hơn lúc trước rất nhiều. Một anh trong công ty bảo tôi dùng hạt đu đủ để chữa vôi cột sống thử đi vì nhà anh có người từng áp dụng qua rồi và thấy rất hay. Tôi nửa tin nửa ngờ nhưng cũng thực hiện theo…”
- Cách chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ:
“…Đầu tiên, tôi chọn 1 quả đu đủ chín vừa rồi đem bổ đôi quả đu đủ để cạo lấy hạt cho vào một cái rổ có lỗ thưa (sao cho hạt đu đủ không bị rơi xuống là được). Dùng tay chà xát mạnh hạt đu đủ đến khi bong lớp màng bọc bên ngoài rồi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho hạt đu đủ vào cối giã nát rồi bọc trong 1 miếng vải mỏng đặt lên vùng cổ bị gai cột sống trong 30 phút. Mỗi ngày tôi thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ vì ban ngày tôi phải đi làm. Ngoài ra, tôi còn đi châm cứu, bấm huyệt và thủy châm bằng thuốc bổ ở nhà thuốc y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị thêm. Áp dụng liên tục trong 1 tháng tôi thấy giảm đau hẳn. Đến tháng thứ 3 tôi thấy cơn đau gần như biến mất. Để ngăn ngừa gai xương, mỗi tuần tôi vẫn tiếp tục đắp hạt đu đủ 3 lần và tham gia lớp yoga, điều chỉnh lối sống để phòng bệnh tái phát trở lại”.
Ngải cứu – vị thuốc chữa vôi hóa cột sống hiệu quả và dễ tìm
“TS Lê Thị Kim Loan (Nguyên Trưởng khoa Bào chế – Viện dược liệu – Bộ Y tế) cho biết, ngải cứu vừa là cây thuốc vừa là cây rau thường được người dân sử dụng rất phổ biến” (VnMedia). Theo dân gian, ngải cứu có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, tiêu viêm, thường được sử dụng để chữa các chứng đau nhức xương khớp và cột sống như đua lưng, nhức mỏi tay chân, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… Đối với trường hợp bị gai cột sống, ngải cứu cũng có tác dụng giảm đau và ngăn chặn quá trình hình thành gai xương.
Cách chữa vôi hóa cột sống bằng ngải cứu:
– Thuốc uống: Đem ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt ngải cứu pha chung với 1-2 muỗng mật ong để uống trong ngày.
– Thuốc đắp: Giã nát lá ngải cứu với muối rồi cho vào chảo xào nóng. Sau đó, cho thuốc ngải cứu vào trong một miếng vải mỏng bọc lại và đắp lên chỗ cột sống có gai xương, kết hợp xoa bóp để thuốc thấm tốt hơn.
Mỗi ngày, kết hợp uống thuốc và đắp thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm thiểu cơn đau cột sống một cách rõ rệt.
Là người đã từng sử dụng ngải cứu để chữa vôi hóa cột sống, anh Cao V. Hải (Bình Phước), cho biết: ” Ở quê tôi, hầu như nhà nào cũng trồng vài cây thuốc nam trong vườn, nhất là cây ngải cứu. Các cụ hay dùng cây này chữa bệnh ghẻ ngứa cho trẻ nhỏ hoặc cầm máu, giảm đau. Cách đây 2 năm tôi bị vôi hóa cột sống lưng, uống thuốc mãi không khỏi mới dùng thêm ngải cứu để đắp với vắt lấy nước uống. Vậy mà 1 tháng sau thấy êm hẳn, không đau nhiều như trước nữa”.
Cách chữa vôi hóa cột sống bằng cây dền gai của bạn đọc Hưng Nguyễn
“Rau dền gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tiêu viêm, trị phù thũng, chấn thương…được dân gian dùng chữa nhiều căn bệnh về đường hô hấp, bệnh thận, lỵ, điều kinh, đặc biệt là các bệnh xương khớp, chấn thương. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B, K, canxi và các khoáng chất sắt, kẽm, photpho dồi dào trong dền gai còn có tác dụng giúp xương khớp dẻo dai, giảm nguy cơ thoái hóa khớp và cột sống” – Bác sĩ Trần Thu Hải chia sẻ.
Được gửi từ email của bạn đọc Hưng Nguyễn (nguyenhung1812…@gmail.com):
“Mình biết đến cách chữa vôi hóa cột sống bằng dền gai nhờ một lần tình cờ lên mạng tìm mấy bài thuốc nam để chữa bệnh vôi hóa cột sống cho mình. Thực ra, trước giờ mình cũng không tin tưởng thuốc nam lắm và vẫn đánh giá cao thuốc tân dược có cơ sở khoa học hơn. Nhưng bản thân mình bị loét dạ dày mạn tính, không dùng thuốc tây lâu dài được nên mới chuyển sang dùng thuốc nam. Mình phát hiện bài thuốc chữa vôi hóa cột sống bằng dền gai này nhờ đọc được 1 bài chia sẻ trên 1 diễn đàn. Bạn này cho biết mình uống thuốc sắc từ dền gai kết hợp đắp lá dền gai khoảng 3 – 4 tháng là thấy khỏi hoàn toàn. Đọc bài viết mình mới nhớ ra loại dền gai này ở quê có rất nhiều, mẹ mình vẫn thường dùng để nấu canh ăn.Lúc này mình mới gọi về nhà gửi dền gai lên cho tôi chữa thử xem sao…”
- Cách chữa vôi hóa cột sống bằng dền gai:
“…Theo như chia sẻ trên diễn đàn, mình dùng rễ và cành dền gai, lá lốt, thiên niên kiện, sài đất, rễ cỏ xước, thổ phục linh với lượng như nhau đem sắc thuốc uống thay nước hàng ngày. Đồng thời đem cành và lá cây dền gai rửa sạch và giã nát, rồi đắp lên vùng cột sống bị vôi hóa để giảm đau. Trong 1 tháng đầu áp dụng, mình không thấy chuyển biến gì hết, đến cuối tháng thứ 2 khi mình đang định từ bỏ thì thấy có giảm đau chút đỉnh nhưng không đáng kể. Thấy có chút chuyển biến mình cũng ráng tiếp tục. Lúc này mình không chỉ uống và đắp thuốc mà còn tập thêm vật lý trị liệu ở trung tâm. Đến cuối tháng thứ 3 đúng là thấy giảm đau hẳn, không còn dai dẳng cả ngày như lúc trước. Mình có trao đổi với bác sĩ thì được khuyên nếu thấy có tác dụng thì nên tiếp tục điều trị, đồng thời điều chỉnh lối sống và luyện tập để kiểm soát bệnh tốt hơn.”
ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Hầu như các bài thuốc dân gian chữa bệnh vôi hóa cột sống trên đây đều có thành phần thảo dược và khá dễ kiếm, dễ sử dụng nên người bệnh có thể yên tâm áp dụng một cách an toàn. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa mỗi người mà các bài thuốc có thể sẽ cho hiệu quả khác nhau. Thời gian thuốc phát huy tác dụng ở mỗi bệnh nhân cũng không giống nhau hoàn toàn.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện hàng ngày kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như xoa bóp – bấm huyệt – châm cứu, vật lý trị liệu, tập vận động, tập yoga, bơi lội để quá trình điều trị đạt kết quả cao. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hoặc tái phát.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Ngày đăng: 13/12/2016 - Cập nhật lúc: 7:51 AM , 08/10/2019
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!