Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối đúng cách
5 yêu cầu cần thiết trong việc chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, nếu biết cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối đúng và hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân vượt qua căn bệnh thoái hóa khớp tốt hơn.
Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối đúng cách
1/Thông báo cho bệnh nhân biết tình trạng bệnh của mình
Hiểu rõ về tình trạng cơ thể và căn bệnh mà mình đang gặp phải sẽ giúp người bệnh biết thêm kiến thức về bệnh và có sự phối hợp với bác sĩ hay người thân tốt hơn. Bệnh nhân sẽ biết đâu là điều nên làm và không nên làm để giảm thiểu các tổn thương ở khớp gối, hạn chế tiến trình thoái hóa khớp.
2/Thực hiện chăm sóc cơ bản
Người bệnh phải được nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Người nhà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì ? và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Thực phẩm giàu Omega-3, vitamin C, vitamin D, canxi,… cần được bổ sung vào khẩu phần ăn của người bệnh thoái hóa khớp.
>> Bạn nên biết người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì ?
Ngoài ra, người nhà cũng nên vệ sinh cá nhân và môi trường sống của người bệnh sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng ở vị trí thích hợp để tiện sử dụng. Thường xuyên thông báo với bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh thoái hóa khớp.
3/Thực hiện các liệu pháp giảm sưng đau đơn giản
- Thuốc giảm đau:
Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen hay Naproxen Sodium có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại có tác dụng phụ ở dạ dày, gan, thận… Vì vậy, người nhà cần cho bệnh nhân uống thuốc giờ, đúng theo toa thuốc mà bác sĩ kê. Không được tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc khi không được bác sĩ chỉ định.
- Chườm nóng/lạnh:
Chườm nóng có tác dụng giảm đau và cứng khớp. Trong khi chườm lạnh giúp khớp bớt sưng tấy. Tùy theo tình trạng khớp gối của bệnh nhân mà người nhà lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Xoa bóp, massage khớp:
Người chăm sóc có thể dùng các loại dầu massage để xoa bóp giúp khớp gối của người bệnh để giảm đau và ngăn chặn tình trạng cứng khớp do ít vận động. Ngoài ra, điều này còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.
4/Hỗ trợ bệnh nhân vận động và tập luyện
Thoái hóa khớp gối thường gây đau nhức trong đầu gối khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vận động và có thể ít vận động. Tuy nhiên, nếu người bệnh bất động lâu ngày có thể gây cứng khớp. Vì vậy, người nhà cần phải hỗ trợ người bệnh bằng cách chuẩn bị gậy, nạng và tạo tay vịn cho ghế và giường để người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.
Gia đình cũng nên tạo điều kiện để bệnh nhân vận động với các bài tập dưỡng sinh đơn giản, tập yoga, bơi lội… để tăng cường cơ bắp, giảm đau và giúp khớp gối linh hoạt hơn.
>> Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không ?
5/Chia sẻ, quan tâm và động viên bệnh nhân vượt qua bệnh tật
Những lời quan tâm và động viên từ gai đình là liều thuốc tinh thần mà bất cứ người bệnh nào cũng mong muốn nhận được. Điều này giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua những cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra và sống vui vẻ, lạc quan hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Ngày đăng: 30/11/2016 - Cập nhật lúc: 8:47 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!