Cây thuốc chữa đau nhức xương khớp cực hay có thể bạn chưa biết
Đau nhức xương khớp là chứng bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do xương khớp bị lão hóa, lao động nặng hay hoạt động quá mức làm tổn thương các khớp xương. Đau nhức xương khớp cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh xương khớp nghiêm trọng như phong tê thấp, viêm khớp , viêm đa khớp, thoái hóa khớp,… Bệnh thường có xu hướng tăng mạnh khi thời tiết thay đổi hoặc khi vận động mạnh. Ngoài biện pháp dùng thuốc giảm đau kháng viêm ít nhiều để lại một số tác dụng phụ ở gan, thận, dạ dày; mọi người có thể tham khảo một số cây thuốc chữa đau nhức xương khớp cực hiệu quả mà lại an toàn, ít gây ảnh hưởng đến cơ thể.
7 cây thuốc chữa đau nhức xương khớp cực hay mà bạn nên biết
1- Cây đinh lăng gai chữa đau nhức xương khớp
- Đặc điểm – Công dụng:
Cây đinh lăng gai có tên khoa học là Aralia armata (Wall.) Seem, thuộc họ Nhân Sâm – ( Araliaceae), còn được gọi là cây Cuồng, Đơn châu chấu, Độc lực. Đinh lăng gai có vị cay, hơi đắng, tính ấm, với tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Trong rễ đinh lăng có chứa saponin triterpen là một hoạt chất chống viêm mạnh nên có tác dụng chữa đau nhức xương khớp,phong thấp tê bại, viêm khớp, viêm họng, viêm bạch hầu, viêm gan cấp,…
- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cây đinh lăng gai:
Bài 1: Mỗi ngày, dùng 10- 30g rễ cây đinh lăng gai sắc nước uống.
Bài 2: Dùng 15g rễ đinh lăng gai, 10g cây mặt quỷ, 10g vỏ cây xà cừ đem sắc chung với 600ml nước đến khi còn 200ml thì uống sau khi ăn trưa và tối. Thực hiện liên tục 10 ngày là 1 liệu trình.
2- Thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cây cỏ xước
- Đặc điểm – Công dụng:
Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L, thuộc họ rau dền (Amarantheceae), còn có tên gọi khác là Nam ngưu tất. Theo Y học cổ truyền, cỏ xước có vị đắng chua, tính mát, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm nên thường được dùng để chữa các chứng hàn thấp, chân tay co quắp, phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau nhức xương, đau lưng, sưng gối, viêm khớp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét…
- Bài thuốc chữa đau xương khớp từ cây cỏ xước:
Bài 1: Đem rễ cỏ xước 16g, hy thiêm thảo 16g, nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, phục linh 20g sao vàng.
Bài 2: Dùng cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, cỏ mực 20g, thổ phục linh 20g, quả ké đầu ngựa 12g, ngải cứu 12g
Cách sắc thuốc như nhau, đem sắc lấy 3 nước. Sau đó trộn chung 3 lần nước thuốc rồi sắc tiếp đến khi đặc, chia uống 3 lần/ngày. Áp dụng liên tục 7-10 ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống từ cây cỏ xước
3- Chữa đau nhức xương khớp bằng cây thiên niên kiện
- Đặc điểm – Công dụng:
Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta L. Schott, thuộc họ Ráy – Araceae, còn được gọi là cây Sơn thục, Cây bao kim. Theo Y học cổ truyền, cây thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; với tác dụng tán phong trừ thấp, bổ gân cốt, giảm đau, tiêu thũng. Nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy thiên niên kiện có chứa tinh dầu và các hoạt chất l-linalol, terpineol, a-terpinen, limonen, acetaldehyt, sabinen, aldehyd propionic. Thiên niên kiện được dùng để chữa các chứng phong hàn thấp gây nhức mỏi gân xương hoặc co quắp tê bại, chữa thấp khớp xương, đau nhức khớp, đau dạ dày,…
- Bài thuốc chữa đau xương khớp từ cây thiên niên kiện:
Bài 1: Dùng 6-12g thiên niên kiện sắc nước uống mỗi ngày.
Bài 2: Đem thiên niên kiện 10g, mộc qua 15g, hy thiêm 20g, ngưu tất 5g để sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Cho thiên niên kiện 1kg, ngưu tất 100g, hổ cốt 100g và câu kỷ tử 100g ngâm chung với 2 lít rượu trong 1 tháng. Sau đó lấy ra dùng, mỗi ngày uống 2-3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn.
4- Cây lá lốt chữa đau nhức xương khớp cực hiệu quả
- Đặc điểm – Công dụng:
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), còn được gọi là cây Tất bát. Cây lá lốt là một trong những cây thuốc chữa đau nhức xương khớp quen thuộc được nhiều người sử dụng hiện nay. Theo dân gian, cây lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm; với tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, giảm đau nhức. Người ta thường dùng cây lá tốt để chữa chứng phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại tay chân, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau răng,…
Tổng hợp cây thuốc nam chữa thoái hóa cột sống hiệu quả
- Bài thuốc chữa đau xương khớp từ cây lá lốt:
Bài 1: Lấy 5-10g lá lốt phơi khô hoặc 15-30g lá tươi sắc với 2 chén nước đến khi còn lại nửa chén uống hết sau khi ăn tối. Áp dụng 10 ngày liên tục sẽ giảm đau nhức khi trời lạnh.
Bài 2: Lá lốt 30g, rễ cây bưởi bung 30g, rễ vòi voi 30g, rễ cỏ xước 30g; tất cả còn tươi. Đem thái mỏng rồi sao vàng, sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén thì chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Bài 3: Lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, dây chìa vôi 12g, rễ quýt rừng 12g, hoàng lực 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
5- Chữa đau nhức xương khớp nhờ dây đau xương
- Đặc điểm – Công dụng:
Dây đau xương có tên khoa học là Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), còn được gọi là cây Khoan cân đằng, Thân cân đằng, Tục cốt đằng. Dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát; với tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, trừ phong, giảm đau nhức. Dây đau xương có chứa nhiều hoạt chất Ancaloit tác động lên hệ thần kinh nên có khả năng chống viêm và giảm đau. Nhờ vậy, dây đau xương thường được dùng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp và các bệnh lý về xương khớp khác.
- Bài thuốc chữa đau xương khớp từ dây đau xương:
Bài 1: Dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, bổ cốt toái 16g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, cẩu tích 20g, củ mài 20g. Sắc hoặc ngâm rượu uống để chữa đau nhức đầu gối.
Bài 2: Dùng lá dây đau xương giã nát rồi trộn với rượu. Vắt lấy nước cốt uống, còn bã thì chưng nóng bóp rồi đắp vào chỗ đau để giảm đau nhức khớp do té ngã.
Bài thuốc 3: Dùng 30g dây đau xương, 30g bưởi bung, 30g đơn gối hạc, 30g cỏ xước, 30g rễ gấc sắc uống để chữa đau nhức xương khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp.
6- Cây bìm bịp chữa đau nhức xương khớp thần kỳ
- Đặc điểm – Công dụng:
Cây bìm bịp có tên khoa học Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), còn được gọi là cây Xương khỉ, cây Mảnh cộng. Theo y học cổ truyền, bìm bịp có vị ngọt, tính bình; được dùng để làm liền vết thương, chữa gãy xương, trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, trị vàng da,…
Đọc ngay: Bị gãy xương ăn gì mau lành ?
- Bài thuốc chữa đau xương khớp từ cây bìm bịp:
Bài 1: Cây bìm bịp 30g, cây cổ trâu 20g, tầm gửi dâu 20g, cây gối hạc 20g. Sắc thuốc với 1,5 lít nước đến khi còn lại 1 nửa thì chia ra 3 lần uống trong ngày, sau khi ăn. Uống liên tục từ 5-15 ngày, áp dụng trong trường hợp đau cấp tính.
Bài 2: Cây bìm bịp tươi 80g, củ sâm đại hành tươi 50g, ngải cứu tươi 50g. Đem tất cả thuốc giã nhuyễn, xào nóng với giấm đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức rồi băng lại, tối ngủ đến sáng thì tháo ra. Thực hiện liên tục từ 5 -10 ngày. Kết hợp với bài thuốc uống trên để chữa đau nhức xương khớp lâu năm, chữa thoái hóa cột sống hoặc thoái hóa khớp.
7- Cây mắc cỡ chữa chứng đau xương khớp hiệu nghiệm
- Đặc điểm – Công dụng:
Cây mắc cỡ có tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), còn được gọi là cây xấu hổ, cây thẹn, cây trinh nữ, hom tu thảo… Cây mắc cỡ đỏ có vị ngọt chát, tính mát, với tác dụng an thần, chống viêm, giảm đau, hạ huyết áp, tiêu tích, lợi tiểu. Y học cổ truyền thường dùng cây mắc cỡ để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, chữa phong thấp, đau nhức xương, chân tay tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ,…
- Bài thuốc chữa đau xương khớp từ cây mắc cỡ:
Bài 1: Thái rễ cây xấu hổ thành từng miếng mỏng rồi phơi khô. Đem 120g cây mắc cỡ rang lên rồi tẩm rượu 35-40 độ. Đem rang khô lần nữa rồi thêm 3 chén nước sắc còn 1-1,5 chén, chia 3 lần uống trong ngày để chữa đau nhức xương lâu ngày không khỏi.
Bài 2: Rễ xấu hổ 12g, gai tầm xoọng 12g, thiên niên kiện 12g, hy thiêm 12g, dây đau xương 12g, tục đoạn 12g, thổ phục linh 12g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trên đây là một 7 cây thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả và an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà để cải thiện các triệu chứng đau nhức ở khớp xương và giúp phục hồi chức năng của xương khớp. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, bạn nên mua thuốc tại các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín và kiên trì áp dụng hàng ngày, tránh việc bỏ thuốc giữa chừng, kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ mang lại tác dụng như mong muốn.
Chú ý: Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc để được cho lời khuyên tốt nhất.
Ngày đăng: 10/08/2017 - Cập nhật lúc: 4:45 AM , 05/12/2017
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!