Cấu tạo cột sống người và các bệnh lý thường gặp
Cột sống là một cơ quan thuộc hệ cơ xương khớp. Cấu tạo cột sống được xác định có tác dụng nâng đỡ toàn bộ phần trên cơ thể và giúp thực hiện các động tác uốn, gập người dễ dàng. Do một nguyên nhân nào đó khiến cột sống gặp vấn đề và mắc bệnh. Các bệnh lý về cột sống thường có dấu hiệu giống nhau nên để giúp quý vị dễ dàng phân biệt chúng tôi xin tổng hợp các bệnh về cột sống và dấu hiệu đặc trưng. Mời bạn đọc tham khảo ở phần nội dung dưới đây.
Cột sống và cấu tạo cột sống người
1. Cột sống là gì?
Cột sống có tên gọi khác là xương sống là một cấu trúc xương được tìm thấy trong động vật có xương. Cột sống được hình thành từ các xương cá nhân gọi là đốt sống, tạo thành một ống sống, một khoang bao quanh và bảo vệ tủy sống. Cột sống người là một trong những ví dụ điển hình nhất được nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
2. Cấu tạo cột sống người
Theo nghiên cứu của các nhà giải phẫu học, cột sống người có tất cả 33 đốt và được phân chia như sau:
– 7 đốt sống cổ: C1 đến C7 (C: Cervicalis)
- C1 được gọi là “atlas” và nâng đỡ đầu, C2 là “trục”, và C7 là đốt sống cổ nhỏ hay đốt sống cổ thứ 7.
- Quá trình hình thành gai đốt sống chẻ đôi không ở C1 và C7.
- Chỉ có đốt sống cụt có lỗ ngang.
- Thân nhỏ.

– 12 đốt sống lưng: D1 – D12 ( D: Dozsalis)
- Được phân biệt bởi sự có mặt của các mặt (khớp) biên để nối phần đầu của các xương sườn.
- Kích thước đốt trung bình giữa đốt sống lưng và cổ.
– 5 đốt sống thắt lưng: L1 – L5 (L: Lombalis)
- Có kích thước lớn.
- Cấu tạo không có các mặt khớp biên cũng không có hình thành lỗ ngang.
– 5 đốt sống hông: S1 – S5 (S: Sacrilis)
– 4 đốt sống cụt: Các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Cấu tạo giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.
Một số thông tin về cấu tạo của cột sống người ở trên, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào về giá đỡ của cơ thể để có biện pháp bảo vệ nó một cách tốt nhất khỏi các bệnh lý dưới đây.
Các bệnh lý liên quan đến cột sống
Cột sống có thể lão hóa theo thời gian hoặc do một nguyên nhân nào đó gây biến đổi cấu tạo cột sống từ đó gây ra các bệnh như loãng xương, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa đĩa đệm. Cùng tìm hiểu cụ thể các chứng bệnh ở phần dưới:
1. Loãng xương
Mắc phải căn bệnh này là do khối lượng xương bị suy giảm, xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy. Các đốt xương sống dễ bị biến dạng như xẹp, lún, đặc biệt là cột sống thắt lưng. Hầu hết, người trên 65 tuổi đều mắc chứng loãng xương nhưng khó được phát hiện vì bệnh có diễn biến chậm, tăng từ từ, không có dấu hiệu cụ thể. Loãng xương có liên quan mật thiết đến quá trình giảm khối lượng và chất lượng xương. Khi gãy xẹp 50% thân đốt sống thì từng đoạn cột sống mất đi sự vững chắc. Điều này sẽ gây nên các cơn đau cột sống và làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của cơ thể.
2. Vẹo cột sống
Đây là tình trạng dễ bắt gặp ở nước ta với đầy đủ đối tượng, lứa tuổi mắc phải. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như hai vai cao thấp không đều nhau, xương bả vai nhô cao hơn bên đối diện, người nghiêng về một phía. Những triệu chứng này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây khó khăn nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Vẹo cột sống có thể chữa khỏi nếu khi nhỏ được phát hiện và chữa trị kịp thời.
3. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể bắt đầu từ tuổi 30. Nếu những gặp những yếu tố khác như thường xuyên mang vác vật nặng, thiếu chất dinh dưỡng cho xương khớp, lười vận động sẽ thúc đẩy thoái hóa cột sống nhanh hơn. Cột sống có thể bị thoái hóa tại bất kỳ vị trí nào như vùng cổ, thắt lưng hay gáy. Tùy vào vị trí bị thoái hóa mà có những triệu chứng khác nhau. Tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống tập trung ở sụn và xương dưới sụn. Ngoài ra, còn có những ảnh hưởng đến tinh thần rất lớn như đau nhức thường xuyên, mất ngủ, hiệu quả làm việc giảm sút. Khi không chịu điều trị thì những ảnh hưởng này sẽ lớn hơn đến mức không thể đi lại được.
4. Thoái hóa đĩa đệm
Dưới sức ép của thời gian và các hoạt động khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày sẽ kéo theo sự thoái hóa của đĩa đệm. Khi bị thoái hóa, đĩa đệm sẽ dần mất đi tính đàn hồi, linh hoạt cản trở quá trình vận động. Càng về sau, thì đĩa đệm hoàn toàn bị mất tác dụng, cơn đau sẽ tăng nặng hơn và lan sang các vùng xung quanh như mông, đùi, bàn chân, có trường hợp bị tàn phế. Do đó, cần có biện pháp ngăn ngừa để làm chậm lại quá trình thoái hóa đĩa đệm.
5. Thoát vị đĩa đệm
Trong các bệnh lý về cột sống thì đây là bệnh nhiều người mắc phải, tập trung chủ yếu ở người trung niên và người già. Bệnh được xác định là từ thoái hóa đĩa đệm phát triển lên. Đĩa đệm là khe nằm giữa hai đốt sống có chức năng giảm xóc cho cột sống và giúp cột sống dễ uốn. Tuy nhiên, tại các vị trí cột sống bị thoái hóa, sụn và xương dưới sụn cũng bị ảnh hưởng gây nhiều nghiêm trọng đến đĩa đệm. Đó là rách đĩa đệm làm dịch nhầy tràn ra ngoài tạo thành khối thoát vị; những khối này chèn ép lên lên dây thần kinh hay tủy sống gây đau nhức cho người bệnh. Nếu cơn đau mà đã lan xuống vùng mông, đùi thì rất nguy hiểm vì nó có thể gây teo cơ, liệt nửa người.=
6. Gai cột sống
Đây cũng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp. Khi cột sống bị tổn thương các gai xương sẽ mọc ở trước và bên của cột sống, thường thấy ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ. Đó có thể là vùng xương đặc hoặc rỗng xen kẽ nhau. Các gai xương sẽ hút canxi trong cơ thể để bù vào chỗ xương bị rỗng tạo thành xương mới. Khi bệnh nhân cử động thì những chiếc gai xương này sẽ cọ xát với cột sống hoặc chèn ép lên dây thần kinh gây ra những cơn đau lan rộng từ đỉnh đầu xuống tận gót chân.
Trên đây là một số thông tin về cấu tạo cột sống và những bệnh lý liên quan. Cột sống là một trong những bộ phận dễ tổn thương và mắc bệnh, do đó người bệnh cần chú ý trong vận động. Chúc bạn sức khỏe!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Ngày đăng: 12/01/2018 - Cập nhật lúc: 8:23 AM , 05/03/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!