Cẩn trọng khi bị đau khớp háng sau khi sinh
Rất nhiều chị em bị đau khớp háng sau sinh thường có thái độ lơ là nên bệnh có dịp phát triển nặng hơn. Nhiều chuyên gia xương khớp cho biết, khi có dấu hiệu của bệnh thì chị em cần đi khám ngay, tránh để sau này sẽ khó điều trị và rất tốn kém.
Thực trạng đau khớp háng sau sinh hiện nay ở Việt Nam
Chị Tố Như thường trú tại đường Núi Trúc, quận Ba Đình, TP.Hà Nội chia sẻ với chúng tôi rằng: “Hơn 5 tháng trước, chị sinh con tại Viện C (nay là bệnh viện Phụ sản Trung ương); khi mới sinh con xong thì cảm thấy đau phần khung xương chậu và xương mu khiến việc đi lại của chị gặp rất nhiều khó khăn. Phải đến hơn 2 tháng thì cơn đau mới giảm dần và biến mất hoàn toàn. Lúc đầu tôi khá là lo lắng không biết mình bị gì nên đánh liều đi khám bác sĩ, khi gặp thì bác sĩ chỉ nói tôi nên dành thời gian nghỉ ngơi, thường xuyên tập những bài tập giảm đau khớp háng là được”.
Còn đối với chị Đỗ Xuân Nghi nhà ở phương 7, Quận Gò Vấp thì lại khác: “năm chị 28 tuổi đang có bầu bé thứ 2 được 4 tháng thì bị đau khớp háng và phần khung chậu. Đến bây giờ khi đã sinh bé được hơn 7 tháng nhưng tình trạng này vẫn không dứt. Hễ vào ban đêm khi ngủ thì cảm thấy rất đau, không thể quay người hoặc ngồi dậy được. Quá mệt mỏi nên chị quyết định đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân. Sau khi thăm khám thì bác sĩ kết luận chị bị viêm khớp háng và lên kế hoạch điều trị”.
Theo các chuyên gia về xương khớp thì tình trạng phụ nữ bị đau khớp háng sau khi sinh là chuyện bình thường. Tùy vào cơ địa của từng người mà cơn đau có thể nặng hay nhẹ và kéo dài từ một tháng đến nửa năm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bị đau khớp háng sau sinh là do bệnh lý gây ra. Vì thế, để đảm bảo an toàn thì chị em phụ nữ nên đi thăm khám cụ thể mới biết chính xác được.
Nguyên nhân đau khớp háng sau sinh
Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, BS Hồ Phạm Thục Lan (Trưởng khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115) lí giải: “Sở dĩ mọi phụ nữ sau khi sinh đều bị đau khớp háng là do vào những tuần cuối thai kì thì phần xương chậu sẽ căng giãn để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn của chị em. Đến ngày sinh nở, khi tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài phần khung chậu lại giãn ra hết mức để thai nhi dễ dàng ra ngoài. Nếu kích thước thai nhi càng lớn thì mức độ co giãn ở tử cung và vùng hông chậu càng nhiều. Do đó, sau khi sinh xong thường cảm thấy đau khớp háng.
Nếu chị em nào bị rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh nở thì cũng cảm nhận được mức độ đau đớn khi vết thương lành lại kèm theo cảm giác co giãn các khớp xương chậu. Trong suốt 2 tuần đầu sau sinh thì các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đi lại”.
Ngoài ra, bác sĩ Lan cũng phân tích thêm: “Có một số bệnh lý xương khớp tích tụ trong thời gian mang thai như thoái hóa khớp háng, thoát vị vùng bẹn, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ, tổn thương dây chằng, tổn thương sụn khớp,… có thể gây ra tình trạng này. Phụ nữ ăn uống thiếu các chất như canxi, vitamin D, vitamin B12 cũng dễ bị đau khớp háng sau sinh”.
Bị đau khớp háng sau sinh chữa thế nào?
Sau khi sinh mẹ phải dùng sữa để nuôi con nên việc chữa trị cần phải đặt tính an toàn lên hàng đầu. Nếu không, trẻ dễ gặp nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Việc điều trị nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị:
- Thứ nhất, áp dụng các biện pháp giảm đau tại chỗ
Biết một số cách giảm đau tại chỗ thì chị em có thể thực hiện ngay để giảm bớt sự khó chịu. Những cách nên áp dụng đó là xoa bóp, tập một số bài tập nhẹ để giúp khớp linh hoạt và dễ cử động. Có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:
+ Bài tập 1: Hai chân dang rộng bằng vai, người thẳng, hai tay nắm lấy phần hông. Thực hiện động tác vặn người nhẹ nhàng từ trái qua phải rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác nhiều lần sẽ thấy cơn đau giảm dần.
+ Bài tập 2: Người tập đứng thẳng người, bắt chéo hai chân sao cho gót chân chạm vào lên, hai tay hướng lên trời và đan vào nhau. Thực hiện động tác ưỡn người ra phía sau rồi cúi người và hai tay chạm vào chân. Khi ưỡn người thì hít sâu, cúi người thì thở ra nhịp nhàng. Có thể thực hiện động tác nhiều lần trong ngày.
+ Bài tập 3: Người đứng cách tường khoảng 30cm, chân dang rộng, cúi người ra phía sau và chạm đầu vào tường. Ép sâu đầu cùng với tay cho tới khi chạm sàn. Đây là tư thế thực hiện khá là khó, khi tập luyện cần cẩn thận để không bị sái tay.
→ Mách nhỏ: Bạn nên nhờ người hướng dẫn và trước khi luyện tập nên khởi động kĩ cơ thể.
- Thứ hai, uống thuốc giảm đau
Uống thuốc là một giải pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay. Có nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau như thuốc tây, thuốc đông y, thuốc dân gian. Khi đang nuôi con nhỏ thì mẹ cần cẩn trọng khi dùng thuốc đặc biệt là thuốc tây. Tuyệt đối không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ nên đi khám để được bác sĩ kê đơn cụ thể. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn thì chị em có thể áp dụng một số cách tự nhiên dưới đây cũng rất an toàn:
+ Dùng gừng: Bạn lấy 1 củ gừng già đem rửa sạch và giã thật nhuyễn, đem tẩm với một ít rượu rồi đắp lên vùng khớp háng bị đau. Để cách này có hiệu quả tốt nhất thì nên sử dụng loại rượu ngâm gừng ít nhất 2 – 3 tháng.
+ Dùng lá lốt: Lá lốt có tính kháng viêm, giảm đau mạnh nên bạn có thể dùng nguyên liệu này để chữa bệnh. Cách dùng như sau: Bạn hái một nắm lá lốt đem rửa sạch và nấu với 400ml nước. Đợi nước nguội bớt thì một phần đem uống, phần còn lại lấy một chiếc khăn thấm nước rồi đặt lên khớp háng.
- Thứ ba, có chế độ ăn hợp lý
Các mẹ cần bổ sung thực phẩm nhóm vitamin B, D và canxi để giảm đau xương khớp háng. Đồng thời, ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất khác để có sữa nuôi con. Không nên kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Hi vọng với một số thông tin xoay quanh vấn đề đau khớp háng sau khi sinh mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt.
BÀI VIẾT BÀI NÊN XEM THÊM:
Ngày đăng: 10/04/2018 - Cập nhật lúc: 1:43 AM , 10/04/2018
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!